Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

25 Đại Nguyện của Đức Phật Bất Ðộng Tôn

Hình ảnh
 1. Bạch đức Thế Tôn! Từ hôm nay con phát tâm Vô thượng Bồ đề, dùng lòng không dua dối, lời nói chơn thiệt chẳng đổi khác để cầu nhứt thiết chủng trí. Từ nay cho đến chừng nào chưa được Vô thượng Bồ đề, đối với tất cả chúng sanh nếu con sanh lòng sân hại thì chính là trái bỏ chư Phật Như Lai hiện đương thuyết pháp trong vô lượng vô số vô biên thế giới. 2.  Bạch đức Thế Tôn! Nay phát tâm nhứt thiết chủng trí này hồi hướng như vậy. Nếu giữa chừng con lại phải phát tâm Thanh văn, Duyên Giác thì là khi dối tất cả chư Phật. 3. Bạch đức Thế Tôn! Nay con phát tâm nhứt thiết chủng trí này hồi hướng như vậy, nhẫn đến chừng nào chưa đươc Vô thượng Bồ Ðề, đối với tất cả chúng sanh nếu con sanh lòng ái dục sân hại ngu si, hoặc tương ưng với hôn trầm cống cao ác tác, là khi dối tất cả Như Lai. 4. Bạch đức Thế Tôn!  Nay con phát tâm nhứt thiết chủng trí này hồi hướng như vậy, nhẫn đến chừng nào chưa được Vô thượng Bồ Ðề, nếu con sanh lòng nghi hoặc lòng sát hại, lòng trộm cắp, hoặc khởi tà kiến, phi

Tại Sao Đường Tình Duyên Trắc Trở?

Hình ảnh
 Đời này sở dĩ con gặp nhiều bất hạnh trắc trở như thế, đầu tiên là DO CON QUÁ CHÚ TRỌNG ĐẾN TRANG ĐIỂM! Bởi con luôn trau chuốt nhan sắc cho xinh đẹp, y phục lúc nào cũng phải đúng mốt, còn ưa thích mặc những trang phục khêu gợi, hở hang…    Một ngày mùa thu năm 2001, một vị cư sĩ dẫn theo một cô gái khoảng chừng 30 tuổi, trông rất tiều tụy. Cô quỳ trước Hòa thượng Diệu Pháp khóc sướt mướt, không ngừng kể lể những bất hạnh của mình, quên hẳn hiện trường đang có mấy mươi khách đang ngồi.   – Sư phụ, con khổ quá nên mới nhờ Hách cư sĩ đưa con đến đây cầu Ngài chỉ giùm cho con đường sống. Từ nhỏ con là một đứa bé thích cô độc, không thích đám đông, thường chơi một mình, đi dạo một mình. Có thể nói con là một con bé sống rất có quy củ, trách nhiệm. Thế nhưng năm lên 19 tuổi, con bị kẻ xấu cưỡng hiếp, lúc ấy con đau khổ muốn tự vẫn nên đã nghỉ học một năm. Hai

Hạnh Nguyện Của Đức Dược Sư Như Lai

Hình ảnh
Dược Sư tiếng Phạn là, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hay còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ. Ngài là giáo chủ nước Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, đã phát ra 12 thệ nguyện để cứu chữa bệnh tật cho chúng sanh vô minh ám độ.    Mười hai hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư đã chấn động tam thiên đại thiên thế giới. Bất luận là xuất gia hay tại gia nếu chuyên tâm trì niệm, chiêm ngưỡng và lễ bái hoặc nhớ nghĩ đến hình tượng của Ngài đều có thể vượt qua tất cả chướng duyên trong cuộc sống, được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm, đem lại niềm an vui tự tại cho chính mình và tha nhân. Cứ mỗi độ Xuân về, những mầm xanh đâm chồi nẩy lộc, tỏa ngát trong không gian tĩnh lặng hòa vào hương sắc nhộn nhịp của ngày đầu Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống Phật giáo, vào ngày mồng tám đầu năm, lễ hội Dược Sư được tổ chức thường niên, các chùa thường "khai đàn Dược Sư" hay còn gọi là "lễ Cầu an".   Hàng xuất gia cũng như tại gia đều chuyên tâm cầu

Đức Phật – Hiện Thân Của Hòa Bình

Hình ảnh
Theo triết lí Bà La Môn (Brāhmaṇa) cũng như các triết lí của các tôn giáo khác, con người được xem ở vị trí thấp lắm, đấng Phạm thiên, đấng Sáng tạo hay một đấng Thần linh nào đó được xem ở vị trí tối cao.    Ngược dòng thời gian cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ, một con người lịch sử bằng xương bằng thịt xuất hiện ra đời khoảng năm 624 trước công nguyên tại vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) thuộc Ấn Độ, Nê-pan (Nepal) ngày nay. Con người ấy chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), vị vua hòa bình, vị sứ giả hòa bình, vị hiện thân của hòa bình, đem lại tình thương, an lạc và hạnh phúc đích thực cho thế gian này.  Theo triết lí Bà La Môn (Brāhmaṇa) cũng như các triết lí của các tôn giáo khác, con người được xem ở vị trí thấp lắm, đấng Phạm thiên, đấng Sáng tạo hay một đấng Thần linh nào đó được xem ở vị trí tối cao. Đạo Phật luôn đề cao con người là trên hết, chỉ có con người mới thong dong và vững chãi đi trên con đường an vui và hạnh phúc, ngoài con người ra kh

Ý Nghĩa Lễ Vía Đức Phật A Di Đà

Hình ảnh
Hôm nay nhân ngày lễ vía đức Phật A Di Đà, chúng ta tìm hiểu về danh nghĩa và sự tích của Ngài để mỗi khi đến chùa niệm Nam mô A Di Đà Phật ta có thêm niềm tin và nhờ đó công đức niệm Phật sẽ mau chóng thành tựu.  1. Danh nghĩa của đức Phật A Di Đà: Đức Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc, tên Ngài có 3 nghĩa: -Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới; -Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được; -Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết. 2. Sự tích Đức Phật Di Đà:  Theo kinh Đại A Di Đà, về thời đức Phật Thế  Tự Tại Vương ra đời có một vị quốc vương tên  Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng, một hôm Ngài đảnh lễ Phật quỳ xuống chấp tay cầu Phật chứng mình và phát 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy sau này thành Phật hiệu A Di Đà.  Lại theo

Đức Phật Di Lặc Và Ý Nghĩa Sáu Đứa Bé Quanh Ngài

Hình ảnh
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.   Bởi vì lịch sử của Bồ-tát ứng thân vô lượng, làm sao chúng ta căn cứ một bề, lấy đó làm tiêu chuẩn. Chúng tôi chỉ biết một điều thật là quan trọng trên danh nghĩa Di-lặc mà chúng ta thường tụng thường nguyện. Khi chúng ta tụng: Nam-mô Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh Di-lặc Tôn Phật, đó là thể theo lời huyền ký của đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni rằng, sau khi Bồ-tát Di-lặc sanh lên cung trời Đâu-suất mãn công hạnh, sẽ đến thế giới Ta-bà này thuyết giảng. Lúc tuổi thọ con người giảm tột cùng chỉ còn mười tuổi, rồi do nhờ phát tâm tu hành, gìn giữ Thập thiện, tuổi thọ tăng lên đến sáu mươi

Ý Nghĩa 10 Danh Hiệu Của Đức Phật

Hình ảnh
Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà.  Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài. Tưởng nhớ đến các ngài là cốt học và làm theo những lời dạy của các ngài. Việc tưởng nhớ sẽ thuận duyên hơn nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệu của chư Phật. Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.     1. Như Lai Trong hồng danh này, từ “Như” có nghĩa là bất động, bất biến, không thay đổi, từ “Lai” có nghĩa là

Cách Đặt Tượng Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát Sao Cho Đúng Nhất?

Hình ảnh
Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho Đại Hạnh và Chân Lý, đại diện cho Tam Muội, tấm lòng từ bi. Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tượng trưng cho Đại Trí và Chân Trí cùng với lý trí dung thông, đại diện cho Giải, Trí Tuệ. Hai ngài thường xuất hiện hai bên trái, phải của Đức Phật. Tượng hai ngài được thờ nhiều tại các chùa hay phòng thờ tư gia hoặc trưng bày trong không gian sống với mong muốn được hai vị bồ tát bảo vệ, che chở. Vậy cách đặt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát như thế nào cho đúng?   Ý nghĩa tượng Văn Thù – Phổ Hiền  + Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng. Ngài là biểu trưng, đại diện cho trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu như là sự thấu hiểu tường tận chân lý. Có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục vọng, tham ái thành thanh tịnh. Đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù và được giải thoát. + Phổ Hiền Bồ Tát cũng được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng với hình dáng phổ biến cưỡi trên voi sáu ngà. Ngài đại diện cho lý,