Cách Đặt Tượng Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát Sao Cho Đúng Nhất?

Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho Đại Hạnh và Chân Lý, đại diện cho Tam Muội, tấm lòng từ bi. Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tượng trưng cho Đại Trí và Chân Trí cùng với lý trí dung thông, đại diện cho Giải, Trí Tuệ. Hai ngài thường xuất hiện hai bên trái, phải của Đức Phật. Tượng hai ngài được thờ nhiều tại các chùa hay phòng thờ tư gia hoặc trưng bày trong không gian sống với mong muốn được hai vị bồ tát bảo vệ, che chở. Vậy cách đặt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát như thế nào cho đúng?


 

Ý nghĩa tượng Văn Thù – Phổ Hiền 

+ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng. Ngài là biểu trưng, đại diện cho trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu như là sự thấu hiểu tường tận chân lý. Có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục vọng, tham ái thành thanh tịnh. Đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù và được giải thoát.

+ Phổ Hiền Bồ Tát cũng được miêu tả với nhiều loại hình tượng đa dạng với hình dáng phổ biến cưỡi trên voi sáu ngà. Ngài đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Hướng con người tới ánh sáng của tri thức, tĩnh tâm. Tâm tính thanh tịnh, không ngại chướng ngại, vượt qua khó khăn, thoát khỏi những khổ ải. Đức Phật dùng Bi, Trí viên mãn hoăc chân trí thâm đạt chân lý. 


Cách đặt tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát sao cho đúng nhất?

Thông thường, khi thờ tượng văn thù sư lợi bồ tát và phổ hiền bồ tát sẽ bộ 03 tượng Phật bao gồm: tượng Phật Thích Ca đặt chính giữa, tượng Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ tát đặt hai bên được gọi là Thích Ca Tam Tôn.

Lưu ý phải đặt tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát thấp hơn tượng Phật Bổn Sư Thích Ca. Thông thường, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát sẽ đặt bên tay phải tượng Phật Thích Ca, tượng Phổ Hiền Bồ tát đặt bên tay trái tượng Phật Thích Ca nhưng cũng có những chùa đặt vị trí ngược lại.

Bên cạnh đó, tượng thờ tại gia nên chọn kích thước phù hợp với không gian trưng bày, gia chủ có thể chọn chất liệu tùy theo sở thích, ngân sách chi phí.


Những điều cần lưu ý khi tôn thờ tượng Văn Thù - Phổ Hiền

Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng… đều được. Trước khi thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ tát về nhà nên gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng và làm lễ an vị.

Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Phổ Hiền Bồ tát về tôn thờ tại gia. 

- Thờ Văn Thù Phổ Hiền Bồ tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một - mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng. 

- Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. 

- Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”. 

- Thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…


Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát được tôn tạo bằng chất liệu gì?

Hiện nay, tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền được tôn tạo với đa dạng kích thước, chất liệu chế tác. Mỗi sản phẩm đều mang vẻ đẹp riêng với những ưu, nhược điểm khác nhau của từng chất liệu. Dưới đây là 8 dòng sản phẩm tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền  được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay: 

1. Tượng Phật bằng nhựa composite

Composite là chất liệu tổng hợp từ hai hay nhiều chất liệu khác nhau. Tượng làm từ chất liệu này có độ bền cao, đàn hồi tốt, khó vỡ khi va chạm.

Sản phẩm có khả năng chịu được tác động môi trường tốt, nên phù hợp với không gian ngoài trời. Hơn thế, tượng được làm từ composite dễ gia công, nhanh chóng, đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá thành phải chăng. 

2. Tượng Phật bằng đá

Tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền bằng đá có độ bền cao, óng đẹp, thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm được chế tác nhiều kiểu hoa văn sắc sảo độc đáo, tạo nên được hồn riêng của pho tượng.

3. Tượng Phật bằng gỗ

Chất liệu có giá trị sử dụng cao, mang yếu tố phong thủy tốt, phù hợp với chế tác tượng cỡ nhỏ và vừa. Tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, thân thiện với môi trường lại đa dạng về chủng loại, vân gỗ, màu sắc giúp tạo nên nét độc đáo riêng cho tôn tượng Đức Phật.

4. Tượng Phật bằng gốm

Thể hiện được truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt, chất liệu này cũng có độ bền rất cao nếu được bảo quản kỹ lưỡng. Do đặc tính nên chất liệu chỉ thích hợp để chế tác tượng cỡ nhỏ để bàn. 

5. Tượng Phật bằng sứ

Tôn tượng thường được tráng một lớp men ở bên ngoài giúp bảo vệ tượng theo thời gian khỏi các tác động của môi trường. Tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền bằng sứ ghi điểm bởi vẻ đẹp bắt mắt, mẫu mã đa dạng và được sử dụng nhiều trong tôn tạo tượng nhỏ. 

6. Tượng Phật bằng bột đá

Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu đá nghiền qua bàn tay của các nghệ nhân, cùng với công nghệ phủ nano giúp cho tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp toàn diện.

7. Tượng Phật bằng xi măng

Đây là chất liệu có độ cứng đáng nể, thích hợp đặt tượng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chi phí sản xuất thấp, khả năng sản xuất tại chỗ là ưu điểm lớn của xi măng.

8. Tượng Phật bằng đồng

Chất liệu cho phép giải quyết bài toán nan giải trong việc tạo hình và giúp tôn tượng có độ bền rất cao. Đồng được xem là kim loại tốt nhất để tôn tạo tượng Phật, cho độ bền truyền đời.


Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát