Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

Các Ngày Lễ Phật Giáo Trong Năm Mà Bạn Nên Biết

Hình ảnh
Trong quá trình phát triển, tuy Phật giáo được phân chia thành nhiều hệ phái và tông phái khác nhau, nhưng những ngày lễ lớn của Phật giáo vẫn được duy trì, được tổ chức trọng thể tại những quốc gia theo đạo Phật, dưới đây là một số ngày lễ Phật Giáo (theo Âm Lịch) bạn nên biết.  Tháng 1: - 1/1: Ngày vía Đức Di Lặc  - 15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên Tháng 2:  - 8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia  - 15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn  - 19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh - 21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh Tháng 3: - 6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả - 16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề  Tháng 4: - 4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát - 8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh ( thống nhất lại ngày 15) - 20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân  - 23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo  - 28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh Tháng 5: - 13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng Tháng 6: - 03/6: Ngày vía Hộ Pháp - 19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo Tháng 7: - 13/7: Ngày vía Đại Thế Chí  - 15/7: Ngày Vu Lan Bồn (

Om Mani Padme Hum Là Gì? Vì Sao Nên Niệm Thần Chú Om Mani Padme Hum

Hình ảnh
Om Mani Padme Hum được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Ở Việt Nam thần chú được mệnh danh là “ Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn ” tức là “ Chân Ngôn Sáng Rõ Bao Gồm Sáu Chữ ”.  Đối với Phật giáo Tây Tạng, “ Viên Ngọc Trong Hoa Sen ” đại diện cho Bồ đề tâm và ước muốn giải thoát khỏi Vòng Luân Hồi. Mỗi một trong sáu âm tiết trong thần chú được cho là hướng đến sự giải phóng từ một cảnh giới khổ sai khác nhau của “ Samsara ”.   Thần chú Om Mani Padme Hum có nguồn gốc từ Ấn Độ. Khi nó được chuyển từ Ấn Độ sang Tây Tạng, cách phát âm đã thay đổi bởi vì một số âm tiết trong Phạn ngữ Ấn Độ rất khó cho người Tây Tạng phát âm. Các cao tăng nhiều nơi trên thế giới đã phiên âm câu thần chú trực tiếp từ tiếng Phạn ra nhiều thứ tiếng khác như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan… Người Việt chúng ta đã không phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt mà đọc câu phiên âm của Trung Quốc theo âm Hán Việt thành: “

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát

Hình ảnh
Hư Không Tạng Bồ Tát có tên tiếng phạn là Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong bát đại Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Ngài còn có tên khác là Hư Không Dựng, Hư Không Quang, mật hiệu là Kim Cương Như Ý.  Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong 8 vị Đại Bồ Tát vĩ đại của Phật Giáo Đại Thừa, Ngài tượng trưng cho sự khôn ngoan vô biên như vũ trụ bao la. Quý Phật tử thường cầu xin Ngài ban cho sự khôn ngoan trên con đường giác ngộ và nhờ Ngài nâng cao kỹ năng, trí nhớ và tài năng nghệ thuật.Bồ Tát Hư Không Tạng được xem là Phật Bản Mệnh của người tuổi Sửu và tuổi Dần . Những ngườ

Ý Nghĩa Hình Tượng Thích Ca Tam Thánh

Hình ảnh
Thích Ca Tam Thánh hay còn được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh ( vì chủ yếu được nêu trong kinh Hoa Nghiêm). Thích Ca Tam Thánh bao gồm: Đức Phật Thích Ca ở giữa, Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử xanh hầu bên phải và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà hầu bên trái. * Hình Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni: Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử, chính là Hoàng Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, là Thái tử con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da.Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Theo thuật ngữ Phật giáo, cõi Ta Bà (đau khổ) chính là trái đất, nơi con người đang sinh sống. Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại. * Hình Tượng Phổ Hiền

Tây Phương Tam Thánh Gồm Những Ai? Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Như Thế Nào?

Hình ảnh
Đức Phật, Bồ Tát là những đấng tôn thượng được người người ngưỡng trọng, đặc biệt là những quý vị Phật Tử, Tăng Ni. Bước theo Đạo vàng, chúng ta cần phải tu tập, học hỏi và tìm hiểu về ý nghĩa của từng bức tôn tượng. Vậy bạn đã biết Tây Phương Tam Thánh Phật gồm những vị nào chưa? Ý nghĩa và cách thỉnh các ngài như thế nào? Hãy cùng Phật Bản Mệnh Bình An tìm hiểu rõ những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé. Tây Phương Tam Thánh Phật Tây Phương Tam Thánh Phật gồm có 03 vị :  Đức Phật A Di Đà đứng ở chính giữa, bên tay trái của ngài là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Còn bên tay phải của ngài là Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh. Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ. Ý Nghĩa Hình Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật: * Hình Tượng Phật A Di Đà: Đức Phật A Di Đà đứng trên hoa sen,mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu

Niệm Phật Đúng Cách Sẽ Nhận Được Sự Gia Trì Từ 10 Phương Như Lai

Hình ảnh
  Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau: 1. Ngay lúc niệm “A Di Đà Phật” Tâm chuyên chú vào danh hiệu “A Di Đà Phật”, là nhiếp Ý căn. 2. Miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Thiệt căn. 3. Tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Nhĩ căn. 4. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu “A Di Đà Phật” thì Mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp Nhãn căn. 5. Mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp Tỵ căn. 6. Thân phải cung kính là nhiếp Thân căn. – 6 căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có “A Di Đà Phật” là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả 6 căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm “A Di Đà Phật” Tam-muội sẽ dần dần được! – Niệm “A Di Đà Phật” phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng