Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2023

Ngũ Phương Phật – Ngũ Trí Như Lai – 5 Vị Ngũ Trí Phật Và Ý Nghĩa Tương Ứng

Hình ảnh
Ngũ phương Phật còn xưng là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Phật, Ngũ Thánh hoặc Ngũ Thiền Định Phật (pañca-dhyāni-bhuddhāh), trong Mật giáo Đức Đại Nhật Như Lai là chủ Tôn của Ngũ Phật, có Kim Cang Giới Ngũ Phật và Thai Tạng Giới Ngũ Phật.  Kim Cang Giới Ngũ Phật có: Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana); A Súc Phật (Akshobhya); Bảo Sanh Phật (Ratnasambhava); A Di Đà Phật (Amitabha); Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi). Ngũ Phật này cư trụ ở Ngũ Giải Thoát Luân của Trung Ương Kim Cang Giới Mạn Trà La. Thai Tạng Giới Ngũ Phật có: Đại Nhật Như Lai tọa vị Trung Ương, thân màu Hoàng Kim, kết Pháp Giới Định ấn; Bảo Tràng Như Lai tọa vị Đông phương, thân màu Đỏ Trắng, tay trái để bên hông, tay phải kết Xúc Địa ấn; Khai Phu Hoa Vương Như Lai, tọa vị Nam phương, thân màu Hoàng Kim, kết Ly Cấu Tam Muội ấn; Vô Lượng Thọ Như Lai tọa vị Tây phương, thân màu Hoàng Kim, kết Di Đà Định ấn, Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai tọa vị Bắc phương, thân màu Đỏ Vàng, hiện tướng ngồi nhập định. Kim Cang Giới Mạn Tr

Đức Phật Bảo Sinh Như Lai – 1 Trong 5 Vị Ngũ Trí Như Lai

Hình ảnh
    Bảo Sinh Như Lai – Ratnasambhava Buddha Bảo Sanh Như Lai, tiếng Sanskrit: रत्नसम्भव, tên gọi quốc tế là Ratnasambhava. Ratnasambhava có nghĩa là “đản sinh từ bảo báu”, “ratna” trong tiếng Phạn có nghĩa là Bảo báu. Người ta tin rằng đức Phật Bảo Sinh chuyển hóa tính kiêu mạn của con người thành Bình đẳng tánh trí. Loại trí tuệ này đưa ra những đặc điểm chung về sự trải nghiệm cảm xúc của con người và giúp chúng ta thấu hiểu được nhân loại dưới hình tướng cả nam và nữ. Nó giúp chúng ta hiểu được dù bản thân là một cá thể nhưng về bản chất, chúng ta vốn luôn hợp nhất chặt chẽ, không tách rời với phần còn lại của nhân loại. Trong cảnh giới giác ngộ này, không một chúng sinh nào hơn hay kém chúng sinh khác, không có khoảng trống cho bản ngã trỗi dậy.   Hình Tướng Đức Bảo Sanh Như Lai Đức Phật Bảo Sinh có khế ấn Verada. Khế ấn này biểu trưng cho sự bố thí và ban phát ân huệ. Trên thực tế, biểu tượng riêng của Ngài là viên ngọc Như Ý, liên quan đến sự thịnh vư

Đức Đại Nhật Như lai – Tỳ Lô Giá Na Phật– 1 trong 5 Vị Ngũ Trí Như Lai

Hình ảnh
  Đại Nhật Như Lai (Vairocana, Mahavairocana, Tỳ Lư Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là pháp thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh. Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật.  Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết. Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là “biến chiếu”. Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích:  "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắ

A Súc Bệ Như Lai – Phật Bất Động – 1 Trong 5 Vị Phật Ngũ Trí Như Lai

Hình ảnh
  Phật Bất Động – A Súc Bệ là Ai? A Súc Bệ Như Lai hay gọi là Bất Động Phật: Một trong Năm vị Phật Ngũ Trí Như Lai Tên Phạn: Akshobhya Buddha Tên Tạng: མི་བསྐྱོད་པ་ Mikyöpa hoặc Mitrugpa Lưu ý: Dễ nhầm lẫn giữa hình Phật A Súc Bệ và Phật Dược Sư, Cả hai vị đều có thân xác xanh trời, nếu muốn biết sự khác biệt, chú ý trong tay Phật A Súc Bệ cầm một chày kim cương trong khi Đức Phật Dược Sư giữ bát thuốc.    Phật Bất Động hay Phật A-súc-bệ là một vị Phật được tôn thờ trong Đại thừa và Kim Cang thừa. Phật A-súc là một trong năm vị Ngũ trí Như Lai của Mật Tông. Theo kinh A-súc Phật Quốc (Taisho 313), Tịnh độ của Bất Động Như Lai tên là Diệu Hỷ quốc (Abhirati), nằm ở phía Đông cõi Ta-bà (Saha). Trong Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, cư sĩ Duy-ma-cật (Vimalakīrti) là một vị Bồ-tát đến từ quốc độ của Phật A-súc. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) đã yêu cầu Duy-ma-cật chỉ cho pháp hội quán cõi Diệu Hỷ và ngài đã dùng sức thần thông để hiện nước Phật A-súc cho họ xem.

Ngũ bộ Thần Tài Tây Tạng – Chi Tiết Về 5 Vị Jambhala

Hình ảnh
Ngũ Bộ Thần Tài Tây Tạng Dzambhala/Jambhala gồm có: Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hồng Thần Tài, Hắc Thần Tài, Lục Thần Tài. Mỗi vị có công năng và thần chú riêng biệt. Jambhala/Dzambhala –  Ngũ Bộ Thần Tài Là Ai? Jambhala (còn được gọi là Dzambala) là vị thần Tài Bảo và là một thành viên của gia đình Châu Báu (Bảo Bộ). Trong thần thoại của Hindu Jambhala còn được biết là Kubera. Ngài cũng được tin tưởng là một hóa thân của Quan Thế Âm, vị Phật của Lòng Bi Mẫn, hiện lộ là vị Phật ban phát tài bảo. Về sự hóa hiện của Quan Thế Âm, câu chuyện được khởi nguồn từ Lama Atisha. Lama Atisha là một Lama đức cao vọng trọng của dòng truyền Gellug, khi ngài đang bộ hành ở Bồ Đề Đạo Tràng thì gặp một cụ già đang chết vì đói. Lama Atisha rất buồn vì sự thống khổ của cụ già. Lama Atisha lại không có dù chỉ là một chút thức ăn để bố thí cho cụ già, vì thế nên ngài lập tức cắt thịt của ngài để bố thí cho cụ già. “Làm sao tôi có thể ăn thịt của một vị tăng?” cụ già từ chối ăn miếng

Đức Phật Bất Không Thành Tựu Amoghasiddhi – 1 Trong 5 Vị Ngũ Trí Phật

Hình ảnh
  Bất Không Thành Tựu Như Lai – Amoghasiddhi Bất Không Thành tựu Phật – Amoghasiddhi Buddha: an tọa trong tư thế Kim Cương trên Bảo tòa được tám Mệnh lệnh điểu nâng đỡ. Thân Ngài sắc xanh lục, nêu biểu sự an bình, vắng bặt mọi lo lắng sợ hãi. Tay phải Ngài kết ấn Hộ trì, tay trái trong tư thế Thiền định. Ngài được trang hoàng bằng trang sức Báo thân. Tật đố, ghen tị được chuyển hóa thành Thành Sở Tác Trí. Ngài nêu biểu cho công hạnh cứu khổ chúng sinh và trí tuệ thành tựu hết thảy mọi điều sở nguyện. Pháp khí biểu tượng của Ngài là chày Kim Cương kép. Thế ấn Hộ trì của Đức Phật Bất Không Thành tựu nêu biểu sự hàng phục tật đố,tiêu trừ mọi chướng ngại, bảo vệ hết thảy chúng sinh. Theo lịch sử Phật giáo , em họ của Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) vì ganh tức với Đức Phật nên đã nhiều lần định ám hại Ngài. Trong một lần Đức Phật đi kinh hành, Đề Bà Đạt Đa đã thả một con Voi say chạy về hướng Đức Phật. Con Voi hung dữ đã dẫm nát mọi thứ trên đường đi, nhưng khi đế

Ngũ Bộ Chú Dzambhala Mantras – Ngũ Bộ Thần Tài Tây Tạng

Hình ảnh
Ngũ Bộ Chú của 5 vị Dzambhala tài bảo. Mỗi vị đều có thần chú và thực hành để giúp loại trừ sự đói nghèo và tạo ra sự ổn định về kinh tế riêng.   Ngài Zambala (Dzambhala/Jambhala) Là Ai? Jambhala (còn được gọi là Dzambala) là vị thần Tài Bảo và là một thành viên của gia đình Châu Báu (Bảo Bộ). Trong thần thoại của Hindu Jambhala còn được biết là Kubera. Ngài cũng được tin tưởng là một hóa thân của Quan Thế Âm, vị Phật của Lòng Bi Mẫn, hiện lộ là vị Phật ban phát tài bảo. Về sự hóa hiện của Quan Thế Âm, câu chuyện được khởi nguồn từ Lama Atisha. Lama Atisha là một Lama đức cao vọng trọng của dòng truyền Gellug, khi ngài đang bộ hành ở Bồ Đề Đạo Tràng thì gặp một cụ già đang chết vì đói. Lama Atisha rất buồn vì sự thống khổ của cụ già. Lama Atisha lại không có dù chỉ là một chút thức ăn để bố thí cho cụ già, vì thế nên ngài lập tức cắt thịt của ngài để bố thí cho cụ già. “Làm sao tôi có thể ăn thịt của một vị tăng?” cụ già từ chối ăn miếng thịt đó. Lama Atisha đặt m