Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2020

Vân Thù Bồ Tát Ngồi Trên Lưng Sư Tử Xanh Có Ý Nghĩa Gì?

Hình ảnh
Văn Thù Bồ Tát hay gọi đầy đủ là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi viết theo âm tiếng Hán là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, dịch ý là Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Phật Văn Thù Bồ Tát có xuất thân là con thứ 3 của vua Vô Tránh Niệm, là Vương Chúng Thái Tử. Ngài là người có trí tuệ cũng như khả năng giác ngộ cao nên đã chọn con đường đi tu và sau quá trình tu luyện và giác ngộ và phát 23 lời nguyện rồi tu thành Phật với danh xung Bồ Tát và giữ vị trí là người khai sáng trí tuệ cho chúng sinh và đưa chúng sinh gạt bỏ những nỗi muộn phiền trần thế. Bởi vậy, Phật Văn Thù Bồ Tát là người dại diện cho trí tuệ và có thể thấu hiểu được chân lý cuộc đời và dẫn đường cho những sự u mê tìm về lối thoát, tiến tới sự an lạc và giải thoát toàn diện. Vân Thù Bồ Tát Ngồi Trên Lưng Sư Tử Xanh Có Ý Nghĩa Gì? Căn cứ vào sự luận giải của các vị cổ đức, chúng ta thấy rằng: Bồ tát Văn Thù là tiêu biểu cho căn bản trí hay nói cách khác là biểu thị cho trí, tuệ, tâm ch

Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Đức Phổ Hiền Bồ Tát Và Văn Thù Bồ Tát

Hình ảnh
Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát là 2 vị đại bồ tát cùng với đức Phật Thích Ca Mâu Ni được nói đến nhiều trong Kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca. 1. Phổ Hiền Bồ Tát: * Hình Tướng: Phổ Hiền Bồ Tát dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ

Ý Nghĩa Hình Tượng Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Hình ảnh
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát , gọi ngắn gọn là Thiên Thủ Quan Âm, hay còn gọi là Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm. Theo kinh Phật, vị Quan Âm Thiên Thủ có nghìn tay nghìn mắt biểu thị sự viên mãn vô ngại, nếu chúng sinh trì niệm phụng thờ Ngài thì Bồ tát sẽ dùng nghìn tay hộ trì, nghìn mắt chiếu thấy để tiêu diệt tai họa, hàng phục tà ma. Đức Quan Thế Âm Tự Tại vì lòng từ bi phát khởi bi nguyện muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi vô minh mê vọng, không phải chịu khổ trong ba đường ác. Đức Phật Di Đà phóng quang gia trì khiến đức Quan Âm Bồ Tát hoá hiện mười một đầu, đầu trên cùng là Đức Phật Di Đà và pháp tướng Ngài có nghìn mắt nghìn tay để có thêm phương tiện tức tốc cứu độ chúng sinh. Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Hình tướng của Thiên Thủ Quan Âm : Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn đứng trên tòa sen trong tư thế chữ nhất, nêu biểu sự hợp nhất của lòng từ bi và trí tuệ. 1. Phần Tay : Đức Phật Thiên Thủ Quan Âm có 3 lớp tay: trong cùng là 8 tay tượng trưng cho Pháp thân

Ý Nghĩa Tượng Phật Thích Ca Tam Thánh Trong Phật Giáo

Hình ảnh
Thích Ca Tam Thánh hay còn được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh do chủ yếu được nhắc tới trong Kinh Hoa Nghiêm. Thích Ca Tam Thánh bao gồm đứng giữ là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cưỡi sư tử màu xanh, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà. Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng. Thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí. Tượng Hoa Nghiêm Tam ThánhNgài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ. Lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn. Cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca. Thích Ca Tam Thánh Ý Nghĩa Của Thích Ca Tam Thánh :

Hướng Dẫn Cách Thờ Tượng Tây Phương Tam Thánh Tại Gia

Hình ảnh
Tây Phương Tam Thánh là chỉ 3 đức Phật tượng trưng cho những đức hạnh mà chúng ta luôn hướng tới, đứng ở vị trí trung tâm là Đức Phật A Di Đà . Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Phật A Di Đà. Còn bên tay trái là Bồ Tát Quan Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Hai vị Bồ Tát hiện thân hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng cho Từ Bi và Trí Tuệ. Tây Phương Tam Thánh Ý Nghĩa Của Tây Phương Tam Thánh : Tây Phương Tam Thánh là bộ phật nằm ở vị trí bậc thứ 2 ( dưới bộ Tam Thế Phật ) ở chính điện thờ trong các ngôi chùa. Bộ tượng Phật Tây Phương Tam Thánh gồm có 03 vị : A Di Đà, Quan Âm Và Bồ Tát Đại Thế Chí với ý nghĩa như sau : * Đức Phật A Di Đà: ngài là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, hình tượng đức Phật A Di Đà đứng trên đài sen, mắt nhìn xuống, tay phải bắt ấn cam lồ và đưa lên vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Khi lên chùa, mọi người niệm sáu chữ " Nam mô A Di Đà Phật "

Bất Động Minh Vương - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Dậu

Hình ảnh
Bất Động Minh Vương là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Dậu, có tên tiếng Phạn là Acalnatha. Bất Động Minh Vương lại là Ứng, Hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thụ giáo mệnh của Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng nạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch và ngài thường được gọi với tên khác là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang. Bất Động Minh Vương là một trong 5 Đại Minh Vương của Mật Giáo, được tôn xưng là “Bất Động Tôn” hay “Vô Động Tôn”. Bất Động Minh Vương Hình Tượng Ngài Bất Động Minh Vương: Hình tượng của Bất Động Minh Vương có tượng hai tay, tượng bốn tay, và tượng sáu tay. Nhưng phần nhiều thường thấy là tượng hai tay. Thân thông thường của Bất Động Minh Vương mang sắc xanh đen, đỏ cam, vàng, vẻ mặt giận dữ nhìn thẳng, chân răng cắn cứng, có tượng mở to đôi mắt, có tượng chỉ mở to một mắt, tay phải cầm kiếm, tay trái cầm dây; sau lư

Đại Thế Chí Bồ Tát - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Ngọ

Hình ảnh
Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ, ngài còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Bồ Tát Thế Chí. Đại Thế Chí Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ Đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường. Đại Thế Chí Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát đều là thị giả của Đức Phật A Di Đà ở Tây Phương cực lạc. Nếu Quan Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho lòng Từ Bi thì Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ. Trong Phật giáo, Bồ Tát Đại Thế Chí thường xuyên được nhắc đến, cũng được sự sùng bái nhất định. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của ngài rõ ràng không được như Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ.   Hình

Hư Không Tạng Bồ Tát - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Sửu và Dần

Hình ảnh
Hư Không Tạng Bồ Tát có tên tiếng phạn là Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong 8 vị bồ tát vĩ đại của Phật Giáo, ngài là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sửu và tuổi Dần . Tương truyền, vị bồ tát này có đầy đủ 2 tạng là Phúc và Trí, vô lượng vô biên giống như Hư Không nên có tên gọi như vậy. Trong Mật Tông, vị Bồ Tát này là chủ tôn của Hư Không Tạng ở viện giới Mạn trà la Thai Tạng và thị giả bên phải Thích Ca trong Thích Ca Viện, cũng là một trong 16 vị hiền kiếp của giới Kim Cương. Hư Không Tạng Bồ Tát Tương truyền, Hư Không Tạng Bồ Tát có nhiều thân phận khác nhau: - Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng thì có hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm 1 cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội

Như Lai Đại Nhật - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Mùi và Thân

Hình ảnh
Như Lai Đại Nhật, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na, ngài chính là pháp thân của Phật Thích Ca, là người đứng đầu trong 5 vị Phật tối cao của Phật Giáo Tây Tạng. Ngài được coi là bản tôn của Phật Giáo, là căn cơ của vạn vật, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội. Ở Ngài vạn vật sinh ra đều được phổ chiếu bình đẳng, tuân theo quy luật của trời đất, tự nhiên. Ngài sẽ mang lại cho bạn sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp bạn vượt qua mọi khổ đau, bi ai trong cuộc sống, nắm bắt được những nét tinh hoa của vạn vật, dũng cảm tiến lên phía trước để đến với chân trời của ánh sáng và niềm vui. Cũng như được quý nhân phù trợ, khiến cho sự nghiệp thành tựu, làm nên nghiệp lớn. Như Lai Đại Nhật là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mùi và Thân. Như Lai Đại Nhật Ý Nghĩa Tên Gọi Như Lai Đại Nhât: Như Lai Đại Nhật được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là "Biến Chiếu". Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh t

Phật A Di Đà - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Tuất và Hợi

Hình ảnh
Phật A Di Đà là vị Phật Hộ Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi, có – tên phạn Amitābha và Amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “Vô Lượng Quang” – “Ánh Sáng Vô Lượng”; Amitāyus có nghĩa là “Vô Lượng Thọ” – “Thọ Mệnh Vô Lượng”. Vô lượng quang biểu hiện ý nghĩa không gian vô tận, cùng khắp không gian. Vô lượng thọ biểu hiện thời gian vô cùng, thời gian không giới hạn. Các ý nghĩa này là muốn hiển thị Tâm linh bất nhị của Đạo Phật. Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc an vui ở Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh. Phật A Di Đà Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và

Phổ Hiền Bồ Tát - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Thìn và Tỵ

Hình ảnh
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Thìn và tuổi Tỵ, tên tiếng Phạn là Samantabhadra hoặc là Vishvabhadra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bồ Tát, còn được dịch là Biến Cát. Cùng với Văn Thù Bồ Tát thì Phổ Hiền là vị bồ tát được nhắc tới nhiều nhất trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền Bồ Tát là Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là Đại Trí. Đức Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho Tam Muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca. Phổ Hiền Bồ Tát   Ý Nghĩa Tên Gọi Phổ Hiền Bồ Tát: Phổ Hiền Bồ tát dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hoặc Tam Mạn Đà Bạt Dà, Phổ có nghĩa là ở khắp nới, Hiền là Đẳng Giác Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát