Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Nằm Ngủ Nghe Kinh Phật Có Tội Không?

Hình ảnh
Hỏi: Vì quá bận rộn với công việc nên tôi không thể lên chùa thường xuyên, tôi thường hay nghe các thầy tụng kinh và giảng pháp trên đài hoặc bằng điện thoại. Vậy xin hỏi nếu tôi nằm nghe kinh, nghe giảng pháp thì có mắc tội gì không? Đáp: Hãy nghe pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Nếu chúng ta chưa từng gieo duyên lành với Phật Pháp ở quá khứ, thì ngày nay đến một câu kinh cũng không thể nghe nỗi. Lúc này đây, những ai đã được nghe một câu kinh, được quy y Phật, được sống trong chánh pháp. Nên biết, người này từ vô lượng kiếp trước đến nay luôn gieo nhiều duyên lành không ngừng nghỉ, ngày đêm được chánh pháp hộ trì thân tâm. Người nghe pháp thì luôn tôn trọng Pháp. Ngày xưa, nghe pháp trực tiếp từ các vị Tỳ-kheo thì người thuyết ngồi cao, người nghe ngồi thấp hơn để thể hiện sự cung kính giáo pháp. Ngày nay cũng vậy, khi vào giảng đường vị giảng sư ngồi trên pháp tòa cao, thính chúng ngồi dưới thấp trang nghiêm cung kính lắng nghe. Ngoài việc nghe pháp trực tiếp từ n

Nghi Thức Trì Tụng Thần Chú Đại Bi

Hình ảnh
Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.  Được 15 điều lành: 1. Sinh ra thường được gặp vua hiền, 2. Thường sinh vào nước an ổn, 3. Thường gặp vận may, 4. Thường gặp được bạn tốt, 5. Sáu căn đầy đủ, 6. Tâm đạo thuần thục, 7. Không phạm giới cấm, 8. Bà con hòa thuận thương yêu, 9. Của cải thức ăn thường được sung túc, 10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ, 11. Có của báu không bị cướp đoạt, 12. Cầu gì đều được toại ý, 13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ, 14. Được gặp Phật nghe pháp, 15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu. Không bị 15 thứ hoạnh tử: 1. Chết vì đói khát khốn khổ, 2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập, 3. Chết vì oan gia báo thù, 4. Chết vì chiến trận, 5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại, 6.Chết vì rắn độc, bò cạp, 7. Chết trôi, c

Ngày Vía Đại Thế Chí Bồ Tát (13/7 Âm Lịch )

Hình ảnh
  Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí. Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường. Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà). Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết-bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến

Phật Bà Quan Âm - Ý Nghĩa Của Nhành Dương Liễu Và Bình Nước Cam Lồ

Hình ảnh
Phật bà Quan Âm bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được. Và nếu có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh. Với ý nghĩa đó, Phật bà Quan Âm bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưngcho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được. Và nếu có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh. Chính vì vậy mà đức nhẫn nhuc và lòng từ bi luôn đi với nhau, thiếu một đức thì đức kia không thực hiện được. Phật quan thế âm bồ tát thường xuất hiện với hình tượngcầm trên tay bình cam lồ và cành liễu. Nghĩ đến, nhìn thấy hình ảnh Phật bà quan âm là một cách để răn dạy nhân thế sống hướng thiện, không làm những việc xấu, có lỗi với tâm can. Sở hữu một bức tượng Phật bà quan âmlà một mong ước và nguyện cầu gia đình sẽ có lòng từ bi, đức

Ý Nghĩa Lễ Vía Đức Phật A Di Đà

Hình ảnh
Ngày 17.11 Âm là ngày lễ vía đức Phật A Di Đà , chúng ta tìm hiểu về danh nghĩa và sự tích của Ngài để mỗi khi đến chùa niệm Nam mô A Di Đà Phật ta có thêm niềm tin và nhờ đó công đức niệm Phật sẽ mau chóng thành tựu.   1. Danh Nghĩa Của đức Phật A Di Đà: Đức Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc, tên Ngài có 3 nghĩa: - Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới; - Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được; - Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết.   2. Sự Tích Đức Phật Di Đà: Theo kinh Đại A Di Đà, về thời đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng, một hôm Ngài đảnh lễ Phật quỳ xuống chấp tay cầu Phật chứng mình và phát 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy sau này thành Phật hiệu A Di Đà.   Lại theo kin

Đức Phật A Di Đà Có Thật Không Hay Chỉ Là Do Tưởng Tượng?

Hình ảnh
Hỏi: Hiện nay, nhiều tu sĩ giảng rằng: Đức Phật A Di Đà là do tưởng tượng của các “Tổ Tàu” thêm thắt, không có thật. Do đó, pháp môn niệm Phật A Di Đà không phải do Phật thuyết. Điều này đang khiến chúng con hoang mang? Đáp: Đức Phật A Di Đà không phải là vị Phật lịch sử ở Ấn Độ như Đức Phật Thích Ca. Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc, cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”. Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập. Chúng ta là người phàm, không có tuệ giác lớn để biết về hằng hà sa số thế giới trong vũ trụ cũng như các Tịnh độ chư Phật trong mười phương ba đời. Do vậy, vấn đề “Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc có thật không?”, các Phật tử Tịnh Độ Tông tin sâu kinh A Di Đà, xác quyết lời Phật Thích Ca dạy vốn không hư vọng. Còn lại thì tùy thuộc nhân duyên của mỗi ngư

Phóng Sinh Như Thế Nào Mới Đúng Chánh Pháp

Hình ảnh
Có lẽ ai cũng biết, một trong Ngũ giới cấm của người tu Phật là cấm sát sanh. Ngược lại với tâm sát hại chúng sanh là tâm Từ Bi – Bình Đẳng, người tu Phật chơn chánh cần vun bồi trưởng dưỡng gốc Từ cho thêm lớn mãi. Phóng sanh là một trong những hành động thể hiện tâm Từ nên việc phóng sanh cần phải xuất phát từ tâm trong sạch – thanh tịnh. 1. Phóng sanh đúng Pháp quý tại tâm Từ – Bình Đẳng, không cần ai biết ai hay chứng minh cho việc mình làm (Từ Bi Phóng Sinh), không phân biệt chọn lựa khi phóng sanh (Bình Đẳng Phóng Sinh). Thử hỏi nếu có Phật chứng minh thì phóng sanh, không thì chẳng lẽ không làm? Phóng sanh có điều kiện là do tâm chấp Ngã – chấp Pháp – cầu Phước mà ra, nhân-quả thường tình nhỏ hẹp. 2. Phóng sanh đúng Pháp thật đơn giản vô cùng, không câu nệ rườm rà hình thức, lễ nghi… Tâm muốn phóng sanh khởi lên liền làm mà chẳng nghĩ ngợi nhiều chi cho lao nhọc. Mua cá, chim… rồi mang ra chỗ trống, thuận tiện đảm bảo KHÔNG có người “bắt” chúng lại rồi thả. Khi thả chỉ cần tâm c

Ý Nghĩa Của Việc Niệm Nam Mô A Di Đà Phật

Hình ảnh
  Nam Mô A Di Đà Phật! Sáu chữ Hồng Danh xưng niệm Phật hiệu đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi trong giới Phật tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia. Mức độ thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày chứng tỏ lòng tín niệm của Phật tử thể hiện ở câu chào khi gặp nhau gồm có bốn chữ A Di Đà Phật. Thông thường, Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa như sau: Nam Mô ở đây có 6 nghĩa: Kính Lễ, Quy Y, Phụng Thờ, Cứu Ngã, Độ Ngã, Quy Mạng. A: Có nghĩa là Vô, Không Di Đà: Nghĩa là lượng Phật: Người Giác ngộ Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng. Đây là câu niệm Phật của những người tu theo pháp môn Tịnh Độ. Trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Về mặt giáo lý, đây là pháp trì danh niệm Phật trong Tịnh Ðộ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất , thích hợp với tất cả mọi tầng lớp

Thờ Phật Như Thế Nào Cho Đúng Với Chánh Pháp

Hình ảnh
  Cúng dường lên đức Phật bằng cách HÀNH ĐẠO là cao thượng nhất. Tuy nhiên, đó là nói về Lý. Còn Sự để tỏ lòng thành kính lên đấng CHÍ TÔN người Phật tử cũng có thể dùng hương, đèn, trầm, hoa, quả lên cúng Phật với đầy đủ Lý và Sự cũng được chấp thuận nhận là hiệp theo lẽ Đạo. Sách " Minh Tâm Bảo Giám " có bài Kệ như sau: Lễ Phật giả, kỉnh Phật chi đức Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân Khán kinh giả, minh Phật chi lý Toạ Thiền giả, đăng Phật chi cảnh Chứng ngộ giả, đắc Phật chi đạo 1. "Lễ Phật giả, kinh Phật chi đức": có nghĩa là lạy Phật, ta kính trọng cái đức của Phật, Ân đức trọn lành là BI, TRÍ, TỊNH của đấng ĐẠI GIÁC NGỘ, là tấm gương vô cùng cao quý, đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường. 2. "Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân": Niệm tưởng hồng danh ba Đời chư Phật, là nhớ ơn cao dày, hoàn toàn bi mẫn, thương xót mọi người, mọi loài mà các Ngài đã từng hy sinh thân mạng máu xương trong vô lượng kiếp, bổ túc MƯỜI PHÁP BA LA MẬT tròn đủ, đã xã thân cầu đạo,

Ba Lời Nguyện Quan Trọng Nhất Của Đức Phật A Di Đà Với Chúng Sinh Cõi Sa Bà

Hình ảnh
  Nói đến pháp môn Tịnh Độ thì không thể không nhắc đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bởi đây là cơ sở quan trọng để người học Phật phát khởi niềm tin, vững chắc niềm tin, nguyện được vãng sinh về Phật quốc. Nói đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, điều đáng chú ý nhất là trong mỗi lời thệ nguyện, đều có câu: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác”. Trong 48 đại nguyện của đấng Từ Phụ thì có 21 lời nguyện liên quan mật thiết đến chúng sinh cõi Ta Bà, 27 lời nguyện còn lại, đức Từ Phụ riêng vì hàng Đại Bồ Tát mà phát nguyện, do vậy đối với chúng ta, 27 lời nguyện này chưa thật sự là nhu cầu cần thiết. Muốn biết tường tận 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, Quý vị hãy xem qua trong kinh Quán Vô Lượng Thọ. Nói đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, điều đáng chú ý nhất là trong mỗi lời thệ nguyện, đều có câu: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác”, có nghĩa là Ngài từ chối quả vị Phật, Ngài không chịu làm Phật để thụ hưởng Thường - Lạc - Ngã - Tịnh cho riêng mình, bởi vì chúng sinh

Phương Pháp Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn

Hình ảnh
  Niệm Phật nhất tâm bất loạn theo phương pháp của Ấn Quang Đại Sư qua lời giảng của Pháp Sư Tịnh Không. Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau: 1. Ngay lúc niệm “A Di Đà Phật” Tâm chuyên chú vào danh hiệu “A Di Đà Phật”, là nhiếp Ý căn. 2. Miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Thiệt căn. 3. Tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Nhĩ căn. 4. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu “A Di Đà Phật” thì Mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp Nhãn căn. 5. Mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp Tỵ căn. 6. Thân phải cung kính là nhiếp Thân căn. – 6 căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có “A Di Đà Phật” là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả 6 căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm “A Di Đà Phật” Tam-muội sẽ dần dần được! – Niệm “A Di Đà Phật” phải thường tưởn

Chánh Pháp - Tượng Pháp Và Mạt Pháp

Hình ảnh
Lúc Phật còn tại thế Đạo Phật vốn là lẽ sống chân thực của người giác ngộ, sau khi Phật nhập diệt thì tính chất sống đạo dần dần phai nhạt và đã biến thành tôn giáo nặng tính triết học siêu hình, rồi càng về sau tính tôn giáo cũng mai một dần và phần lớn đã bước qua giai đoạn tín ngưỡng.  - Giai đoạn đầu là Chánh Pháp, - Giai đoạn 2 là Tượng Pháp, - Giai đoạn 3 là Mạt Pháp. Trong thời mạt pháp đạo Phật đã trở thành tín ngưỡng đầy mê tín và cố chấp tông môn (mạt là chia thành nhiều nhánh ngọn, nhiều tông môn hệ phái), do đó sự kỳ thị tông môn là điều không tránh khỏi của những người cố chấp và mê tín. Nếu con hiểu đạo Phật Nguyên Thủy là lẽ sống giác ngộ thì chỉ cần trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình thì con sẽ sống trong sáng suốt, định tỉnh, trong lành. Đó chính là sống đạo, và như vậy con không cần tranh chấp thị phi trong lãnh vực đức tin của tín ngưỡng. Đừng xem Đạo Phật Nguyên Thủy là một tông phái mà nên xem đó là việc trở về với chân lý uyên nguyên của sự giác ngộ. Phật

5 Pháp Thánh Người Cận Sự Tam Bảo Và 10 Phước Lành Của Phật Tử

Hình ảnh
Đức Thế Tôn dạy: "Này các tỳ kheo, một cận sự (Upāsaka) thành tựu năm pháp này sẽ là cư sĩ châu báu, cư sĩ hồng liên hoa, cư sĩ bạch liên hoa. Thế nào là năm? Đó là có niềm tin (saddho hoti), có giới hạnh (sīlavā hoti), không tin bói toán đoán điềm (Akotuhalamaṅgaliko hoti), không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam bảo (na ito bahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati), phụng sự Tam bảo trước hết (idha ca pubbakāraṃ karoti). Năm pháp tánh này là tánh hạnh ưu việt của người cư sĩ, thành người cư sĩ cao quí, người cư sĩ thanh lương trong sáng. 1- Có niềm tin. Tức là có sự tin tưởng đối với Phật, Pháp, Tăng, không hoài nghi; có niềm tin vững chắc nơi Tam bảo. 2- Có giới hạnh. Tức là an trú trong ngũ giới hay bát quan trai giới, thọ trì giới một cách nghiêm túc. 3- Không tin bói toán, đoán điềm. Tức là người cư sĩ chơn chánh chỉ tin vào luật nhân quả nghiệp báo, không tin vào sự may rủi do sao hạn chiếu mệnh, hay điềm báo tốt xấu. 4- Không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam bảo. Tứ

Hướng Dẫn Trì Tụng Chú Đại Bi Đúng Cách

Hình ảnh
Bồ Tát Quán Thế Âm đã hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ“. Như vậy, thế nào là tụng trì chú đại bi đúng pháp? Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay. Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh

Chú Đại Bi - Nguồn Gốc Và Các Phiên Bản

Hình ảnh
Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni… Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh. Nguồn Gốc Của Chú Đại Bi : Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói r

Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày Bạn Cần Nắm Rõ

Hình ảnh
Y phục ngay thẳng đứng hướng về bàn thờ Phật. Nếu nhà không có nơi thờ phượng có thể xoay mặt về hướng Tây (hướng mặt trời lặn).   1. Đảnh Lễ : - Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy) - Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) - Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) 2. Sám Hối : (Hành giả quỳ lên chấp hai tay lại khấn nguyện): Con tên họ, tuổi, pháp danh nếu có….....Hôm nay, con nguyện ăn năn, sám hối tất cả tội lỗi từ vô thỉ, vô chung đến nay do tham, sân, si, giận hờn, si mê, tà kiến, thân khẩu ý không thanh tịnh tạo nên vô lượng, vô biê