8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

Khi nhắc đến Bồ tát thì hầu như Phật tử nào cũng nghĩ ngay đến Quan Thế Âm, vị Bồ tát cứu khổ cứu nạn chúng sinh với lòng từ bi vĩ đại. Tuy nhiên, trong Phật giáo còn rất nhiều vị Bồ tát khác tượng trưng cho nhiều phẩm chất cao quý của bậc giác ngộ. Trong bài viết này, Phật Bản Mệnh Bình An muốn giới thiệu đến quý độc giả tên gọi, danh hiệu và hình tượng của các vị Bồ tát phổ biến trong Phật giáo mà có lẽ mọi người đã từng gặp, đảnh lễ nhưng chưa có dịp hiểu rõ về họ.

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

1. Bồ tát Quan Thế Âm :

Quan Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại. Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Tên Ngài gọi đủ là Quan Thế Âm, nhưng vì người đời Đường ở Trung Quốc kiêng húy chỉ "Thế" nên gọi tắt là Quan Âm. Rồi từ đó trở về sau, nhiều người gọi mãi thành quen, vì thế mà có danh hiệu Quan Âm Bồ Tát (Kuan Yin Pusha) và được dùng phổ biến đến ngày nay. Bồ Tát Quan Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.


TỪ  là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm. Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm... BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ. Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Từ Bi: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ. Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi.Quan Thế Âm không phải là một vị Bồ tát thông thường, chưa thành Phật. Khi xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là "Chánh Pháp Minh Như Lai". Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ-tát này có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái tim của những người con Phật thuần thành - nhất là giới Phật tử bình dân - không ai là không không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ-tát giàu lòng bi mẫn này. Mỗi khi nói về Ngài, tựa hồ chúng ta ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả.

2. Bồ tát Đại Thế Chí :

Đại Thế Chí là vị Bồ tát rất được tôn kính trong Phật giáo Đại Thừa, nhất là trường phái Tịnh Độ tông. Ngài thường được mô tả ở dạng nữ trong các biểu tượng Đông Á và đứng bên tay phải của Đức Phật A Di Đà, bên tay trái là Bồ tát Quan Thế Âm. Hai vị Bồ tát hỗ trợ Phật A Di Đà cai quản cõi Tây phương cực lạc.Tên của Bồ tát Đại Thế Chí trong tiếng Phạn là Mahāsthāmaprāpta bodhisattva, có nghĩa đen là “sự xuất hiện của sức mạnh vĩ đại”. Sức mạnh ở đây có nghĩa là ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mười phương. Trong Phật giáo Trung Hoa, Ngài được gọi là Da Shi Zhi Pu Sa, một phần của Tây Phương Tam Thánh (Amita Trinity) cùng với Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm.


Bồ tát Thế Chí còn có tên gọi khác là Seishi Bosatsu, một trong 13 vị Phật của trường phái Mật tông Shingon Nhật Bản. Trong Phật giáo Tây Tạng, Ngài được gọi là Bồ tát Kim Cương Thủ (Vajrapani), và được xem là Thần bảo hộ của Đức Phật Thích Ca.Trong các tác phẩm nghệ thuật như tượng hay tranh vẽ, Ðại Thế Chí Bồ tát cầm cành hoa sen xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, Bồ tát Quan Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình cam lồ đứng bên tay trái.

Cả 2 đều mang hình dạng nữ, với Quan Thế Âm tượng trưng cho lòng từ bi vô lượng và Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ vô lượng của chư Phật. Trong Mandala của Mật tông, Ngài ngồi trên hoa sen đỏ với sắc thân trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải thủ ấn (mudra) Trì Luân Kim Cương.Đại Thế Chí là một trong những vị Bồ tát lâu đời và có quyền lực nhất, đặc biệt là trong trường phái Tịnh độ, nơi Ngài giữ một vai trò quan trọng trong các kinh điển của trường phái này.Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí đã chia sẻ cách Ngài đạt được sự giác ngộ thông qua việc thực hành quán niệm Phật, hoặc liên tục chánh niệm danh hiệu Phật để đạt Định (samādhi).

3. Bồ Tát Địa Tạng Vương :

Địa Tạng (Bồ tát), tiếng Phạn là Khất thoa để bá sa (Ksitigarbha), tiếng Trung Hoa gọi đủ là “U minh Giáo chủ Địa Tạng vương Bồ tát”. Ngài giáng sinh vào ngày 13 tháng 7 âm lịch. Địa Tạng Bồ tát ở trên cung trời Đao Lị (là cảnh trời thứ 2 trong  6 cõi trời của Dục giới trên đỉnh núi Tu Di cõi Diêm Phù Đề). Theo kinh Phật, ngài là vị Bồ tát hiện thân trong Lục đạo (sáu đường gồm: Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh, A tu la, Nhân gian, Thiên thượng, chính là sáu đường luân hồi của chúng sinh) để cứu độ mọi chúng sinh từ trên trời cho tới địa ngục, cho nên gọi là Đại nguyện, có nghĩa là muốn cứu độ hết mọi chúng sinh trên thế gian. Ngài giáo hóa cho chúng sinh đang sống trong lục đạo Nhẫn nhịn, an nhiên bất động như đất lớn (đại địa), tĩnh lặng mà sâu kín như tàng chứa những điều bí mật, nên gọi là Địa Tạng.

Trong Mật giáo, Bồ tát Địa Tạng còn có mật hiệu là Bi Nguyện Kim Cương hoặc là Dữ Nguyện Kim Cương. Trong Kim Cương giới, thị hiện là vị Bồ tát ở phương Nam tên là Bảo Sinh Như Lai. Trong Thai Tạng giới, Địa Tạng là vị Trung Tôn Địa Tạng Tát Đóa trong chín bậc tôn. Trong thời gian từ sau khi đức Thích Ca nhập Niết bàn cho đến ngày trước khi đức Phật Di Lặc ra đời, Bồ tát Địa Tạng là người cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Bồ tát nguyện cứu độ hết chúng sinh trong lục đạo rồi mới nguyện thành Phật.

4. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi :

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi (Manjushri) dịch là Diệu Cát Tường, Diệu Âm, Phổ Thư, Nhu Thư, Kính Thư … trong Hiển giáo thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi, thường thị giả bên tả và bên hữu Phật Thích Ca Mâu Ni, chuyên giữ Môn Trí Tuệ. Trong hàng Bồ Tát Ngài thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Y theo Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh: Phần bản Đức Văn Thù xưa là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng gọi là Văn Thù Phật, mật giáo gọi là Cát Tường Kim Cương hay Bát Nhã Kim Cương. Sự tưởng biến hoá của Đức Văn Thù rất nhiều như Hài Đồng Văn Thù, Ngữ Sư Tử Văn Thù, Ngữ Vương Văn Thù, Bạch Văn Thù, Hắc Văn Thù, Hồng Văn Thù…
Văn Thù Sư Lợi thân sáng hồng như Mặt Trời mới mọc, đầu đội mũ ngũ Phật nêu biểu ngũ trí Phật. Năm kế trên đỉnh đầu nêu biểu Nội chứng Ngũ trí. Tay phải nâng cao cây kiếm Bát Nhã nêu biểu đoạn tất cả vô minh ngu muội hôn ám, tay trái bên hông kết ấn chuyển Pháp Luân cầm cành Hoa Sen xanh, ngón tay hướng lên trên, hoa cao ngang tai, trên hoa sen là Kinh Bát Nhã La Mật Đa tiếng Phạn nêu biểu trí tuệ Bát Nhã rộng sâu như Kinh Điển. Tất cả châu báu Anh Lạc nêu biểu Báo Thân viên mãn, ngồi thế Kiết già Kim Cương an trụ trên Nhật Luân Hoa Sen.

5. Bồ Tát Kim Cương Thủ :

Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajrapani Bodhisattva; từ tiếng Phạn có nghĩa là “sấm sét” hoặc “kim cương” – “người giữ sấm sét trong tay”) là một trong những vị Bồ Tát sớm nhất của Phật giáo Đại Thừa. Ngài là người bảo vệ của Đức Phật, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, sự can đảm của tất cả chư Phật.Trong các truyền thuyết Phật giáo ban đầu, Bồ Tát Kim Cương Thủ là một vị thần nhỏ đi cùng Đức Phật Thích Ca trong suốt cuộc đời của mình. Trong một số văn bản, Ngài được cho là biểu hiện của một vị thần cai quản vùng Trayastriṃsa, trong Hindu là thần mưa và được miêu tả trong các hình tượng của Gandharva. Có người cho rằng, Ngài là vị thần đã giúp Thái Tử Tất Đạt Đa trốn thoát khỏi cung điện vào lúc ông tuyên thệ.
Theo Xuanzang, một nhà nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc, Bồ Tát Kim Cương Thủ đã đánh bại một con rắn lớn ở Udyana. Trong một phiên bản khác, người ta nói rằng trong khi Naga (con rắn lớn) đến để thờ Phật và nghe các bài thuyết pháp của mình, Bồ Tát đã biến Nagas thành một con chim để đánh lừa những người muốn giết nó.Nguồn gốc của Bồ Tát Kim Cương Thủ còn xuất hiện trong kinh điển Pali, như một Yaksha (vị thần cai quản một vùng, ma quỷ điều sợ). Trong câu chuyện này, một thanh thiếu niên có tên là Ambattha, đã thô lỗ với Đức Phật, tin rằng anh ta có đẳng cấp xã hội cao hơn nên từ chối trả lời câu hỏi Đức Phật dù Người luôn lịch sự trong cuộc trao đổi.

Sau khi Ambattha từ chối trả lời câu hỏi hai lần, Đức Phật nhắc nhở anh ta rằng, có một lời tiên tri nói rằng nếu từ chối trả lời câu hỏi của một vị giác ngộ ba lần, đầu của bạn sẽ chia thành bảy phần. Tất nhiên điều này không bao giờ xảy ra, nhưng lúc đó, Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện, với sấm sét trong tay sẵn sàng tấn công Ambattha. Ambattha tất nhiên là rất khiếp sợ và nhanh chóng trả lời câu hỏi của Đức Phật.Biểu tượng Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện nhiều ở Ấn Độ (vị thần thời tiết và chiến tranh), ở Tây Tạng (ông được biểu hiện dưới hình thức phẫn nộ, thể hiện sức mạnh và quyết tâm bảo vệ các mật điển), ở Trung Quốc (ông được cho là người bảo vệ Tu viện Thiếu Lâm), ở Nhật Bản (hình tượng của ông thường được đặt tại lối vào của các ngôi đền, chùa).

Bồ Tát Kim Cương Thủ được miêu tả là nhảy múa trong vòng hào quang của ngọn lửa, tượng trưng cho sự biến đổi. Ngài nắm giữ sấm sét trong tay phải, nhấn mạnh sức mạnh để vượt qua bóng tối của ảo tưởng.Ngài có con mắt thứ 3 ngay giữa trán, và mặc một chiếc vải quanh hông của mình, vải được làm từ da của một con hổ. Ngài được trang trí với vương miện Bồ Tát năm cánh, nhưng vương miện mang năm cái sọ.Ngài có dây chuyền treo vào bụng và Ngài cũng có một con rắn quanh cổ. Rắn và rồng có liên quan đến mây và mưa, phù hợp với nguồn gốc của Ngài như một vị thần sấm sét. Mặc dù Bồ Tát Kim Cương Thủ thường được miêu tả với hình tượng hung tợn, nhưng nó không đại diện cho sự hung tợn bình thường, mà là sức mạnh, quyền lực, năng lượng và sự can đảm của chư Phật.

6. Bồ Tát Trừ Cái Chướng :

Trừ Cái Chướng Bồ Tát (tiếng Phạn: Sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhin) còn có tên gọi khác là Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát, Giáng Phục Nhất Thiết Chướng Ngại Bồ Tát, Khí Chư Ấm Cái Bồ Tát.Tôn Tượng Trừ Cái Chướng Bồ Tát có tay trái ở trước ngực tác Quy Y Tam Bảo Ấn, cầm hoa sen, trên hoa sen có vành mặt trăng trong mát diệt hết chướng ngại nóng bức phiền não của chúng sinh. Úp tay phải đè cổ tay trên đầu gối phải.Truyền thống khác ghi nhận Tôn Tượng Trừ Cái Chướng Bồ Tát có thân hình màu trắng, co tay trái ở trước ngực tác Quy Y Tam Bảo Ấn, cầm hoa sen, trên hoa sen có vành mặt trăng trong mát diệt hết chướng ngại nóng bức phiền não của chúng sinh. Ngửa tay phải trên đầu gối phải cầm cái bình báu.
Trừ Cái Chướng tức là nghĩa tiêu trừ tất cả phiền não (Kleśa). Trụ ở Trừ Cái Chướng Tam Muội có thể trừ diệt 5 loại Cái Chướng là: Phiền Não Chướng, Nghiệp Chướng, Sinh Chướng, Pháp Chướng…ṛồi khiến cho tất cả nghiệp khổ phiền não thảy đều trừ diệt. Nếu người được Tam Muội này ắt cùng với chư Phật đồng trụ, cho nên Kinh Thủ Hộ lại xưng là cảnh giới của chư Phật.Đại Nguyệt Kinh Sớ nói rằng: “Dùng Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) làm Nhân (Hetu) chiếu sáng các Pháp, cho nên dùng chút Công Đức được Trừ Cái Chướng Tam Muội, thấy Thật Tướng của tám vạn bốn ngàn phiền não, thành tựu Môn gom tụ tám vạn bốn ngàn báu”

Kinh Phật ghi chép rằng: “Nếu chúng sinh lắng nghe danh hiệu của Trừ Cái Chướng Bồ Tát thì hết thảy cái chướng đều có thể đắc được thanh tịnh.”Tôn này là một trong tám vị Đại Bồ Tát của Phật Giáo, Mật Giáo ghi nhận Trừ Cái Chướng Bồ Tát là Tôn Chủ của Trừ Cái Chướng Viện trong Thai Tạng Giới Man Đa La, một trong 16 vị Đại Bồ Tát thuộc đời Hiền Kiếp trong Kim Cương Giới Man Đa La.

Hình Tượng của Trừ Cái Chướng Bồ Tát là tay phải kết Vô Úy Ấn, tay trái cầm hoa sen, trên hoa có viên ngọc Như Ý, biểu thị cho viên ngọc Như Ý trong Tâm Bồ Đề thỏa mãn đầy đủ nguyện vọng của tất cả chúng sinh.Tạng Truyền Phật Giáo ghi nhận Trừ Cái Chướng Bồ Tát là một trong tám vị Đại Bồ Tát, trong đó Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva-nīrvaraṇa-viṣkaṃbhin) biểu thị cho Tướng thanh tịnh màu nhiệm được hiển hiện sau khi đã chuyển hóa Mạt Na Thức.

7. Bồ Tát Phổ Hiền :

Phật Phổ Hiền Bồ Tát (còn gọi là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la)  là một trong những vị Bồ Tát trong Phật Đại Thừa. Ngài là đại diện cho Bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể). Phật Phồ Hiền cùng với Văn Thù là 2 thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Biểu tượng của Phật Phổ hiền thường ngồi trên lưng voi, tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen (cùng với pháp khí là viên bảo châu ngự trên hoa sen). Phổ Hiền bồ tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù. Trong 1 số trường hợp, chúng ta sẽ thấy hình tượng Phật có hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Hoặc Phổ Hiền bồ tát cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.
Phổ Hiền bồ tát cưỡi trên lưng voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại vật  và chiến thắng. Tại sao lại là sáu ngà? Vì sáu ngà là Lục độ (gồm Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ.).  Khi kết hợp cùng với Phật Phổ Hiền là đại diện cho Bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể), thì càng tăng sức mạnh. Bồ tát Phổ Hiền cũng là người bảo trợ cho kinh Pháp Hoa, một văn bản cổ xưa mà theo đó một số trường phái Phật giáo được thành lập. Đối với một số tín đồ đạo Phật, thực hành thiền định sâu là phương tiện để trở thành Bồ tát mà Phổ Hiện hóa thân.

Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Kim Cang Tát Đỏa Bồ tát (Vajrasattva) là một đồng thể khác tên với Bồ tát Phổ Hiền. Tất cả các vị thần kim cương (vajra) đều là hiện thân của Bồ tát Phổ Hiền.Văn Thù Sư Lợi Bồ tát (Manjushri) và Bồ tát Phổ Hiền (Samantabhadra) là những trợ thủ đắc lực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng nhau tạo thành Avatamsaka Trinity, ba vị Phật và Bồ tát quan trọng.Ở Tây Tạng, theo Nyingma (trường phái Phật giáo Tây Tạng cổ đại), Phổ Hiền có tên gọi khác là Kuntuzangpo, một vị Phật nguyên thủy, Pháp thân, thanh tịnh tự nguyên thủy, nhất vị, giống như vũ trụ. An trụ với ba loại trí tuệ nguyên sơ, vượt ra khỏi các khái niệm hóa của cực đoan, thuyết thực thể (vĩnh cửu) và thuyết hư vô.

8. Bồ Tát Hư Không Tạng :

Hư Không Tạng Bồ Tát (tiếng Phạn: Akasagarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Kokuzo) là một trong tám vị Bồ tát vĩ đại trong Phật giáo. Tên của Ngài thể hiện sự khôn ngoan vô biên như không gian của vũ trụ.Bồ tát Hư Không Tạng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tác phẩm điêu khắc, vai trò của Ngài là đáp ứng những mong muốn nên thường xuyên cầm viên ngọc quý (cintamani). Trong một biến thể khác, Ngài giữ một hoa sen kết nối với viên ngọc thiêng liêng này.Trong một biểu tượng phổ biến khác, Bồ tát Hư Không Tạng giữ một thanh gươm tượng trưng cho sự khôn ngoan cắt đứt bức màn vô minh để đạt đến sự hiểu biết hoàn hảo. Ngài cũng đôi khi được miêu tả bằng Mudra “không sợ hãi”, một cử chỉ tượng trưng cho việc bảo vệ các Phật tử thờ phượng.

Bồ tát Hư Không Tạng rất quan trọng trong cuộc đời của Kukai (Kobo-Daishi), một bậc thầy Kim Cương thừa và là người sáng lập trường phái Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 9. Khi còn trẻ, ông gặp một tu sĩ Phật giáo và được chỉ cho thần chú của Bồ tát Hư Không Tạng được biết với tên gọi Gumonji-ho trong tiếng Nhật, hay Morning Star Mantra. Ông đã lặp đi lặp lại câu thần chú này hàng triệu lần, sau đó, ông đã có một số kinh nghiệm tâm linh quyết định, bao gồm tầm nhìn mạnh mẽ về Hư Không Tạng. Khi Kukai tụng niệm thần chú, ông đã trải qua một tầm nhìn mà qua đó Bồ tát Hư Không đã bảo ông đến Trung Quốc để tìm hiểu về Đại Nhật Kinh (Mahavairocana Sutra).

Bồ tát Hư Không Tạng tượng trưng cho sự khôn ngoan vô biên. Ở Nhật, các Phật tử cầu nguyện Ngài để được trao cho sự khôn ngoan trên con đường tìm kiếm sự giác ngộ. Họ cũng cầu nguyện để Bồ tát nâng cao trí nhớ, kỹ năng và các tài năng nghệ thuật.Hư Không Tạng Bồ tát được giới thiệu đến Nhật Bản vào cuối thời kỳ Nara như một phần của một nghi thức bí truyền để cải thiện trí nhớ của một người. Các nghi thức bí truyền, được gọi là Gumonjiho xuất phát từ một bộ kinh được biết đến tại Nhật Bản là Kokuzo bosatsu no man shogan saishō shin darani gumonji hō.Ngoài ra, Bồ tát Hư Không Tạng còn được cho là “Phật bản mệnh” của người tuổi Dần và Sửu. Do đó, nhiều người có tuổi này thường thờ cúng, đeo mặt dây chuyền hoặc tụng niệm thần chú Hư Không Tạng để phát triển trí tuệ, công đức và giàu có.



Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát