Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2023

Hầu Đồng Là Gì ? Tại Sao Phải Hầu Đồng ?

Hình ảnh
Tuỳ theo từng nơi, từng lúc, người ta gọi là lên đồng, Hầu đồng hay Hầu bóng… một hiện tượng nghi lễ còn chứa đựng không ít điều “bí ẩn”, thậm chí có lúc dư luận còn coi đây là trò “nhố nhăng”, “quàng xiên” !    Vậy Lên Đồng Là Gì ? Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Đạo Mẫu Tứ phủ vào thân xác các Bà đồng hay Ông đồng, để cầu sức khoẻ – tài – lộc. Có cả Bà đồng và Ông đồng, nhưng bà đồng vẫn chiếm số đông. Vậy họ là ai ? Họ không phải là những người tự nguyện trở thành Bà đồng, Ông đồng, mà tuyệt đại đa số là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi hay làm ăn thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông. Những Bà đồng, Ông đồng thường có tâm tính khác người

Thanh Đồng Là Gì? Những Khái Niệm Thanh Đồng Cần Biết

Hình ảnh
Theo các người am hiểu về tam tứ phủ thì thanh đồng là chỉ những người có mệnh đồng hoặc có căn có số đã xuất phủ trình đồng thì được coi là thanh đồng. Để hiểu rõ hơn về thanh đồng là gì? Thì hãy đọc bài viết giới đây sẽ giải thích về thanh đồng là gì và những điều cần biết.   Theo những người am hiểu thì thanh đồng được chia làm 2 loại: Thanh đồng là đồng hầu Người ở trong trường hợp này thì chỉ có một vị đầu đồng thủ mệnh và các thanh đồng phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt sau: – Không mở phủ – Không được tự ý cúng kính lễ bãi cầu an,khất đồng, giải hạn hay trình đồng cho người khác trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu ai vi phạm những điều trên thì sẽ bị tai ương, tai vạ cho bản thân và gia đình. Cuộc sống của họ và những người thân cả đời không được yên ổn. Nhưng có một số trường hợp thì thanh đồng hầu có thể lập bát hương tứ phủ công đồng tại gia. Thanh đồng là đồng soi căn, nối quả, gọi hồn Nếu người nào là thanh đồng soi căn, bói thì phải bắt buộc mở phủ không thì

Phân Biệt 2 Hình Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Và Mục Kiền Liên

Hình ảnh
Hình Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Và Mục Kiền Liên? Khi chiêm bái các tranh ảnh, tượng của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát, chúng ta nhận thấy hai ngài có nhiều điểm tương đồng về trang phục, tay đều cầm tích trượng.   Tương Quan Giữa Địa Tạng Vương Bồ Tát Và Mục Kiền Liên Trong Kinh Địa Tạng, có nêu ra hình ảnh của hai người con báo hiếu cứu mẹ. Một là, ở phẩm thứ nhất, tiết mục 5, nói về Bà La Môn nữ cứu mẹ. Hai là, ở phẩm thứ 4, tiết mục 4, nói về Quang Mục cứu mẹ. Vì hiện nay hầu hết mọi người vẫn quen với hình ảnh của Quang Mục nên trong bài tôi xin viết về hiếu tử Quang Mục vốn là tiền thân của Bồ Tát Địa Tạng, để tạm so sánh sự tương đồng giữa hai vị là Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát. Nếu xét trên tinh thần và mục đích báo hiếu giữa hai người con, nhằm hướng đến việc cứu mẹ mình khỏi tội để được giải thoát, thì ta thấy cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, nếu luận về chi tiết qua hình tượng, mốc thời gian, không gian và hoàn c

5 Sự Tích Về Đức Địa Tạng Bồ Tát – “Giáo Chủ Của Cõi U Minh”

Hình ảnh
Địa Tạng Bồ tát hay Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Bồ Tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng.   Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.  Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bậc Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. 5 Sự Tích Về Đức Địa Tạng Bồ Tát – “Giáo Chủ Của Cõi U Minh” Sự Tích Về Địa Tạng Bồ Tát – con gái dòng Bà La Môn Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài p

Thần Chú Kim Cang Tát Đỏa Bách Tự Minh Chú – Loại Bỏ Phiền Não

Hình ảnh
Thần chú Kim Cang Tát Đỏa được cho là có khả năng làm sạch nghiệp chướng, mang lại sự tĩnh lặng trong tâm trí, và phát triển các hoạt động giác ngộ nói chung. Kim Cang Tát Đỏa Là Ai? Kim Cang Tát Đỏa – Vajrasattva (Sanskrit: वज्रसत्त्व, Tây Tạng: རྡོ་རྗེ་སེམས་དཔའ། Dorje Sempa, rút gọn རྡོར་སེམས། Dorsem). Kinh điển có nhắc đến Kim Cang Tát Đỏa Bồ tát là Kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh. Trong chương đầu tiên của Kinh Đại Nhật, Vajrasattva là thượng thủ của những vị đến viếng Đại Nhật Như Lai để học Pháp. Theo tiếng Phạn, “Vajra” có nghĩa là kim cương, một loại đá quý không thứ gì có thể phá hủy, tượng trưng cho trí tuệ tính không, hay Mahamudra (Đại Thủ Ấn), là bản chất tâm giác ngộ nơi mỗi chúng sinh, không bao giờ bị phá hủy bởi bất kỳ loại phiền não nào. Từ “Sattva” tượng trưng cho từ bi hay hoạt động yêu thương lợi ích chúng sinh. Vajrasattva là từ bi và trí tuệ, khi hợp nhất thì đạt được giác ngộ. Bởi vậy Vajrasattva chính là giác ngộ! Đức Phật Kim Cương Tát

Thần Chú Phật Giáo & Tác Dụng Các Câu Thần Chú Phổ Biến

Hình ảnh
  Thần chú Phật giáo nổi tiếng nhất trong Phật giáo, cũng thuộc loại được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo Tây Tạng là: Oṃ Maṇi Padme Hūṃ? Thần Chú Là Gì? Nguồn Gốc Của Thần Chú Thần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm. Thần chú là những âm tiết tiếng Phạn được viết ra, về cơ bản là “dạng thức có tư duy” tượng trưng cho những tính thần thánh, tác động ảnh hưởng của chúng nhờ những dao động âm thanh. Theo tinh thần của kinh Vệ Đà thì vũ trụ được gọi là Jagat, nghĩa là cái đang chuyển động, bởi vì mọi sự vật tồn tại được là do sự phối hợp của các lực và chuyển động, và mỗi chuyển động sinh ra dao động và có âm thanh riêng của nó. Theo kinh Vệ Đà, thần chú là dạng âm thanh của một thực thể có năng lực đưa cái thực thể mà nó đại diện vào trong hiện hữu. Nói rộng ra, thần chú là một dạng của lời nói có hoạt tính tâm lý (psychoactive speech) có ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, lên cảm xúc, lên tâm trí của con người

Mã Đầu Minh Vương Hayagriva – Hóa Thân Phẫn Nộ Của Đức Quán Thế Âm

Hình ảnh
Mã Đầu Minh Vương dùng Quán Âm Bồ Tát làm Tự Tính Thân, thị hiện hình đại phẫn nộ, để đầu ngựa ở trên đỉnh, là một trong những thân biến hóa của Quán Thế Âm Bồ Tát. Mã Đầu Minh Vương Là Ai? Hayagriva hay Hayagreeva (tiếng Phạn: हयग्रीव/hayagrīva, tiếng Việt: Mã Đầu Minh Vương) là một sinh vật thần thoại trong Hindu giáo, sinh vật này được coi là một trong những hóa thân của thần Visnu ở Ấn Độ. Từ Hayagrīva bao gồm: haya có nghĩa là con ngựa và grīva có nghĩa là cổ hay mặt. Thần ngựa Hayagriva của Tây Tạng là một vị thần được thờ cúng ở Tây Tạng. Hình Tướng Hayagriva Hayagriva với hình tướng đơn giản. Hayagriva là một hoá thân phẫn nộ của Avalokiteshvara tức là Quan Thế Âm, có tới 108 hình tướng của Hayagriva. Năng lực đặc biệt của ngài là chữa bệnh, nhất là các bệnh về da, thậm chí cả những bệnh về da khá trầm trọng như là bệnh phong. Bệnh này được tin rằng do Naga gây ra Hình tướng đơn giản nhất của ngài thì có một mặt, hai tay và hai chân. Tất cả mọi thứ về