Phổ Hiền Bồ Tát - Vị Phật Bản Mệnh Cho Người Tuổi Thìn và Tỵ

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Thìn và tuổi Tỵ, tên tiếng Phạn là Samantabhadra hoặc là Vishvabhadra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bồ Tát, còn được dịch là Biến Cát. Cùng với Văn Thù Bồ Tát thì Phổ Hiền là vị bồ tát được nhắc tới nhiều nhất trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền Bồ Tát là Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là Đại Trí. Đức Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho Tam Muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát
 


Ý Nghĩa Tên Gọi Phổ Hiền Bồ Tát:

Phổ Hiền Bồ tát dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hoặc Tam Mạn Đà Bạt Dà, Phổ có nghĩa là ở khắp nới, Hiền là Đẳng Giác Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

 

Địa Vị Của Phổ Hiền Bồ Tát:

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa (tứ đại Bồ Tát là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ Tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

 

Hình Tượng Phổ Hiền Bồ Tát:

Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình Đẳng Tính Trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Đức Phổ Hiền Bồ Tát thường được miêu tả như sau: “ Ngày thường cưỡi trên voi trắng 6 ngà ( Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ). tay trái để sát hông hoặc cầm chuông, tay phải cầm chùy kim cương, đầu đội mũ Ngũ Phật, thân khoác áo màu, hình tượng giống như đồng tử 16 tuổi. Đặc trưng tạo tượng của ngài là sức mạnh và sự vững chãi, cho nên thường được hình dung với sự tu hành dũng mãnh mà ôn hòa của Bồ Tát. Hơn nữa, tượng thường có màu trắng, tượng trưng cho tâm tính thanh tịnh, biểu thị ý nghĩa Bồ Tát lấy Lục độ để thâu nhiếp vạn hạnh, lấy sự sắc nhọn của ngà voi để phá hủy chướng ngại, không sợ oán địch.

 

Ý Nghĩa Phong Thủy Khi Mang Mặt Phật Phổ Hiền Bồ Tát Bồ Tát:

Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Phổ Hiền nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ đề khởi lên được phổ chiếu khắp nơi, thuần nhất, diệu thiện.

Người tuổi Thìn đeo Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát sẽ giúp cho đường tài vận của người tuổi Thìn thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.

Phổ Hiền Bồ Tát là đại diện cho tất cả các Bồ tát, ngài giúp hộ mạng và bảo vệ cho những người tuổi Thìn và Tỵ, nâng cao sức khoẻ kéo dài tuổi thọ, giúp cho cả đời luôn yên ổn, xoá tan các loại bệnh tật và tai hoạ. Khi người tuổi Thìn và Tỵ có vị Phật hộ mệnh Phổ Hiền Bồ Tát sẽ chuyên tâm, hướng đến tích phúc, thiện, tăng trường khí, cải được mệnh số, hóa giải trừ tà ác.

Những người tuổi Thìn sinh năm 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012 đều nên đeo miếng ngọc Phổ Hiền Bồ Tát bên người. Chỉ cần thành kính khai quang, nhất định sẽ được Bồ Tát bảo hộ, thuận lợi vượt qua sóng gió nhân sinh. Đồng thời Bồ Tát bên người cũng luôn luôn nhắc nhở bản mệnh phải sống lương thiện, làm điều chân chính, không có những hành vi sai khác.

 

Những Lưu Ý Khi Đeo Mặt Phật Bản Mệnh:

Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

– Khi thỉnh Phật Bản Mệnh về dùng thì trước tiên phải làm lễ trì trú để khai mở linh lực vì chỉ khi trì chú thì bản mệnh Phật mới có thể thủ hộ cho bạn trọn đời trọn kiếp.

– Có thể đeo Phật Bản Mệnh cùng với những vật phẩm phong thủy khác, có thể mang Phật Bản Mệnh tặng bạn bè, người thân là một việc kết thiện duyên, phát huy Phật hiệu và cũng thể hiện thành ý của bản thân, mang may mắn nhân rộng ra.

– Khi dùng bản mệnh Phật hãy giữ gìn thật chu đáo, tránh để người khác chạm vào, tránh va chạm dẫn tới nứt gãy. Nếu làm rơi, làm vỡ hoặc làm hỏng Phật Bản Mệnh thì cũng đừng quá lo lắng vì có thể Đức Phật đã cản tai họa cho bạn.

– Khi vợ chồng gần gũi thì nên tháo Phật Bản Mệnh xuống cất đi. Khi đi tắm hay vào những nơi ô uế quá lâu thì nên tháo Phật bản Mệnh xuống, đặt ở nơi cố định.

– Nếu đeo bản mệnh Phật trong thời gian dài, hình đã bị mòn, cũ thì nên đổi cái mới để tránh mất đi tác dụng bảo hộ đồng thời dễ bị hư hỏng, mất mát khiến người đeo cảm thấy lo lắng.

– Sau một thời gian sử dụng, bản mệnh Phật có thể bị nhiễm bụi, bẩn. Nên dùng nước sạch hoặc nước có pha phấn đàn hương và khăn bông vệ sinh sạch sẽ.

 



Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát