Vân Thù Bồ Tát Ngồi Trên Lưng Sư Tử Xanh Có Ý Nghĩa Gì?

Văn Thù Bồ Tát hay gọi đầy đủ là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi viết theo âm tiếng Hán là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, dịch ý là Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Phật Văn Thù Bồ Tát có xuất thân là con thứ 3 của vua Vô Tránh Niệm, là Vương Chúng Thái Tử. Ngài là người có trí tuệ cũng như khả năng giác ngộ cao nên đã chọn con đường đi tu và sau quá trình tu luyện và giác ngộ và phát 23 lời nguyện rồi tu thành Phật với danh xung Bồ Tát và giữ vị trí là người khai sáng trí tuệ cho chúng sinh và đưa chúng sinh gạt bỏ những nỗi muộn phiền trần thế. Bởi vậy, Phật Văn Thù Bồ Tát là người dại diện cho trí tuệ và có thể thấu hiểu được chân lý cuộc đời và dẫn đường cho những sự u mê tìm về lối thoát, tiến tới sự an lạc và giải thoát toàn diện.


Vân Thù Bồ Tát Ngồi Trên Lưng Sư Tử Xanh Có Ý Nghĩa Gì?

Căn cứ vào sự luận giải của các vị cổ đức, chúng ta thấy rằng: Bồ tát Văn Thù là tiêu biểu cho căn bản trí hay nói cách khác là biểu thị cho trí, tuệ, tâm chứng. Căn bản trí là trí tuẹâ nhận thức các pháp, thấy được tính bình đẳng không hai, chứng đắc thật tướng. Lại nữa, tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ sắc bén.

Theo đó, hình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất  cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.





Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát