Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Pháp Tu Bồ Tát Hư Không Tạng

Hình ảnh
Pháp tu giản tiện Bồ Tát Hư Không Tạng , thông thường được gọi là pháp Cầu văn trì Hư Không Tạng, gọi tắt là pháp Cầu văn trì. Đó là Mật pháp nhằm tăng cường trí nhớ, đạt được năng lực ghi nhớ lâu dài đối với sự việc mắt thấy tai nghe và sự việc cảm nhận thông qua tri giác. Bồ Tát Hư Không Tạng 1. Xây Dựng Phật Đàn : Xây dựng Phật đàn trong phòng sạch sẽ yên tĩnh, trên bàn cúng dường bài trí tượng Bồ Tát Hư Không Tạng, mặt hướng về hướng Tây hoặc hướng Bắc, dùng tấm vải sạch phủ lên tượng Phật, trước mặt đặt các loại cống phẩm như tịnh thủy… 2. Tụng Chú, UốngTịnh Thủy : Sáng sớm ngủ dậy, sau khi rửa tay lấy một cốc nước ấm đặt lên bàn, 2 tay chắp lễ, tụng niệm 3 lần “Nam mô Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”, sau đó tụng niệm 7 lần “thần chú Bồ Tát Hư Không Tạng”, niệm xong uống hết cốc nước. 3. Lễ Bái, Cúng Dường : Thành tâm lễ bái, hạ tấm vải phủ tượng Phật xuống, cúng dường Bồ Tát 4. Quán Tưởng : Quán tưởng trong không trung thị hiện Bồ Tát Hư Không Tạng, ở ngực có nguyệt luân hoa sen...

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Hình ảnh
Hình ảnh tôn tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang.. cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh. Với tư tưởng giải thoát rốt ráo tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả. Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Cho nên những tôn tượng bồ tát vẫn luôn luôn là đề tài thu hút một cách mãnh liệt các tín đồ Phật giáo. Hiểu theo chánh kiến một cách sáng suốt, thì tín ngưỡng dân gian chỉ nhằm mục đích giác ngộ thật tánh chân như bình dị tự nhiên và cốt tủy đạo Phật dạy: “Tu tâm chuyển ý hành bồ tá...

Học Thuyết Tam Thân – Ba Thân Của Phật

Hình ảnh
Học thuyết Tam thân (Trikaya) của Phật giáo Đại Thừa cho chúng ta biết rằng, một vị Phật biểu lộ theo ba cách khác nhau. Một vị Phật có thể là một thực thể tuyệt đối khi xuất hiện trong thế giới tương đối vì lợi ích của chúng sinh. Hiểu được Tam thân có thể làm sáng tỏ rất nhiều sự nhầm lẫn về bản chất của một vị Phật. Trước khi chúng ta tìm hiểu xem Tam thân là gì, thì việc xem nhanh thuyết Nhị Đế của Phật giáo Đại Thừa sẽ rất hữu ích. Chúng ta thường cảm nhận thế giới như là một nơi đầy những điều khác biệt, con chó, con gà…cây mận. Tuy nhiên, vạn vật chỉ tồn tại một cách tương đối, mọi thứ chỉ được nhận dạng khi chúng liên quan đến các sự vật, hiện tượng khác. Học thuyết Nhị Đế (hai chân lý) nói rằng, sự tồn tại có thể được hiểu theo nghĩa tuyệt đối và tương đối. Sự thật tương đối là cách chúng ta thường thấy trong thế giới này, một nơi với rất nhiều điều thú vị, sinh vật đa dạng và khác biệt. Sự thật tuyệt đối hay tối thượng là không có bất cứ điều gì đặc biệt, riêng biệt. Tuy nhiê...

Ý Nghĩa, Nguồn Gốc Của Kinh A Di Đà

Hình ảnh
Hòa thượng Thích Trí Quảng từng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.” Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Đức Phật A Di Đà Vị trí của Kinh A Di Đà luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin và trong lòng người hành trì, Kinh A Di Đà chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không hề có khổ đau, không hề có sinh, lão, bệnh, tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên. Trong hệ thồng kinh Phật thì Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo. Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản. Bản...

Hướng Dẫn Cách Tụng Kinh A Di Đà

Hình ảnh
Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.   Nguồn Gốc Kinh A Di Đà : Trong hệ thồng kinh Phật thì Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo. Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản. Bản Kinh người viết dùng làm tư liệu tham khảo ở đây là bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần, một trong toàn tập Tịnh Độ dịch từ năm 147 đến năm 713 sau Tây lịch. Tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur - Dhyàna Sutra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. A Xà Thế, Thái tử thành Vương Xá, nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có ...

Đại Thế Chí Bồ Tát - Vị Bồ Tát Dùng Ánh Sáng Trí Tuệ Phổ Chiếu Chúng Sinh

Hình ảnh
Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.   Địa Vị Của Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát đã thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng vì bi nguyện độ sanh mà thị hiện thân Đẳng giác Bồ tát, là một trong Tây phương tam thánh, vì trợ hoá đức Phật A di đà tiếp dẫn chúng sanh mà hiện...

Hình Anh Văn Thù Bồ Tát Trong Phật Giáo Đại Thừa

Hình ảnh
Mỗi năm đúng vào ngày 04/04 Âm lịch là ngày vía đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi , một vị Bồ Tát được coi là bậc thượng thủ trong hàng Bồ tát. Về sự tín ngưỡng, tôn trí, thờ phụng ở những ngôi chùa Việt Nam, chúng ta thường thấy Ngài đứng hầu phía tay trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay cầm kiếm và ngồi trên lưng con sư tử xanh. Tuy nhiên, là người con Phật, chúng ta phải đặt niềm tin và sự hiểu biết về Bồ tát Văn thù Sư Lợi như thế nào cho đúng với tinh thần Phật giáo ? Ở đây chúng tôi cùng qúy vị từng bước tìm hiểu hình ảnh, tư cách và tính biểu trưng của Bồ tát để sự tôn kính thờ phụng không những có lợi ích cho tự thân và xã hội mà còn không rơi vào ý nghĩa thần linh, siêu hình, tà kiến. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát   1. Danh Hiệu : Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát.Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng  soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận...

Hình Ảnh Bồ Tát Phổ Hiền Trong Phật Giáo

Hình ảnh
Trong cuộc sống, Phật tử chúng ta thường hay ca ngợi và thán phục trước những tấm lòng hy sinh cao cả, qua hạnh nguyện thể hiện tình thương, giúp đời của những người đi theo lý tưởng phụng sự xã hội. Hạnh nguyện đó, ít nhiều cũng đã hé mở cho những thân phận cùng khổ một tia sáng hy vọng, một niềm tin hướng thượng giữa đời thường. Thế nhưng, tình thương yêu và nghĩa cử cao đẹp đó vẫn còn nằm trong hữu hạn, với những điều kiện mong cầu. Song, tìm hiểu qua kinh điển Phật giáo Đại Thừa, chúng ta thấy có nhiều vị Bồ tát, hạnh nguyện lợi tha thật vô cùng rộng lớn. Bồ Tát Phổ Hiền   Ở đây, sự nổi bật về hạnh nguyện độ thế, chúng ta thấy có Bồ tát Phổ Hiền, một vị Bồ tát mà tín đồ Phật giáo thường hay tôn trí, thờ phụng trong các ngôi chùa ở những nước châu Á có sùng mộ Phật giáo phát triển.Là người Phật tử chân thành, chúng ta hiểu thế nào về hình ảnh của vị Bồ tát này để niềm tin không rơi vào ý thức thần linh, siêu hình, huyền ảo. 

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Vị Bồ Tát Tượng Trưng Cho Trí Tuệ

Hình ảnh
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi , đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát   Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn xưng là vị Pháp Vương Tử, và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo truyền thống Đại thừa cổ điển từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam,… trong suốt g...

Thần Chú Hư Không Tạng Bồ Tát

Hình ảnh
Hư Không Tạng Bồ tát (tiếng Phạn: Akasagarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Kokuzo) là một trong tám vị Bồ tát vĩ đại trong Phật giáo. Tên của Ngài thể hiện sự khôn ngoan vô biên như không gian của vũ trụ.Hư Không Tạng Bồ tát rất quan trọng trong cuộc đời của Kukai (Kobo-Daishi), một bậc thầy Kim Cương thừa và là người sáng lập trường phái Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 9. Khi còn trẻ, ông gặp một tu sĩ Phật giáo và được chỉ cho thần chú của Bồ tát Hư Không Tạng được biết với tên gọi Gumonji-ho trong tiếng Nhật, hay Morning Star Mantra.   Ông đã lặp đi lặp lại câu thần chú này hàng triệu lần, sau đó, ông đã có một số kinh nghiệm tâm linh quyết định, bao gồm tầm nhìn mạnh mẽ về Hư Không Tạng. Khi Kukai tụng niệm thần chú, ông đã trải qua một tầm nhìn mà qua đó Bồ tát Hư Không đã bảo ông đến Trung Quốc để tìm hiểu về Đại Nhật Kinh (Mahavairocana Sutra). Bồ tát Hư Không Tạng tượng trưng cho sự khôn ngoan vô biên. Ở Nhật, các Phật tử cầu nguyện Ngài để được trao cho sự khôn ...

Thần Chú Vãng Sanh Của Đức Phật A Di Đà

Hình ảnh
Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) là một vị Phật rất được tôn kính trong đạo Phật Đại thừa, đặc biệt là những Phật tử theo Tịnh Độ tông. Tên của Ngài (vô lượng quang – vô lượng thọ) có nghĩa là “ánh sáng vô hạn” hoặc “tuổi thọ vô hạn”. Ngài đại diện cho lòng từ bi vô lượng của chư Phật, và được hình dung như màu sắc phong phú, ấm áp khi mặt trời lặn. Tại Tây Tạng, nơi Phật giáo Kim Cương thừa (một nhánh khác của Đại thừa) được thực hành thì A Di Đà là một trong năm vị Phật phi lịch sử, mang tính biểu tượng và ngự trị 5 phương khác nhau trong mạn-đà-la. Đức Phật A Di Đà

Thần chú Bất Động Minh Vương – Namo Samanto Vajra Nai Ham

Hình ảnh
Thần chú Bất Động Minh Vương là một trong những thần chú phổ biến trong các trường phái Phật giáo Mật Tông. Ngài thường xuất hiện gần vị trí trung tâm trong các tác phẩm Mandala của Tây Tạng. Một vị thần bảo hộ của Phật giáo, người xua đuổi ma quỷ và tiêu trừ mọi trở ngại. Bất Động Minh Vương Bồ Tát  

Ý Nghĩa Ngày Vía Đức Phật A Di Đà

Hình ảnh
Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta. Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư trong kinh Bi Hoa, chúng ta được biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh. Ngài đã mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sinh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.   Danh Nghĩa Của Đức Phật A Di Đà: Đức Phật A Di Đà là Đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc, tên Ngài có 3 nghĩa: - Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới; - Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được; - Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết. Sự Tích Đức Phật Di Đà : Theo kinh Đại A Di Đà, về thời đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ k...

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn - Quan Âm Thập Nhất Diện

Hình ảnh
Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn vì lòng từ bi phát khởi bi nguyện muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi vô minh mê vọng, không phải chịu khổ trong ba đường ác. Đức Phật Di Đà phóng quang gia trì khiến đức Quan Âm hoá hiện mười một đầu, đầu trên cùng là Đức Phật Di Đà và pháp tướng Ngài có nghìn mắt nghìn tay để có thêm phương tiện tức tốc cứu độ chúng sinh. Thân Ngài sắc trắng, 11 đầu, có một đầu hiện tướng phẫn nộ.    

Bất Động Minh Vương - Bậc Hộ Trì Căn Mạng Chúng Sinh

Hình ảnh
Bất Động Minh Vương hay còn được gọi là là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang. Bất Động Minh Vương, chính là Ứng Hóa Thân của Đại Nhật Như Lai, nhận Giáo Mạng của Như Lai, thị hiện Tướng Phẫn Nộ, thường Trụ ở Hỏa Sinh Tam Muội, thiêu đốt chướng nạn trong ngoài với các uế cấu ( dơ bẩn), bẻ gãy dập tắt tất cả Ma Quân Oán Địch. Trong “ Thắng Quân Bất Động Nghi Quỹ “, Bất Động Minh Vương thệ nguyện rằng: “ Nếu có người nào thấy thân Ta thì được Tâm Bồ Đề, nghe tên Ta thì chặt đứt được nghi hoặc liền tu Thiện. Nghe ta nói thì được Đại Trí Tuệ. Biết Tâm ta thì Tức Thân Thành Phật”. Bất Động Minh Vương   Bất Động Minh Vương ( bồ tát Kim Cang) rất được tôn kính trong Phật giáo Kim Cương Thừa, đặc biệt là trong trường phái Tangmi, nơi Bất Động Minh Vương được gọi là Fudo Myoo. Ở Nhật Bản, Ngài được tôn kính trong Phật giáo Chân ngôn (Shingon), Nhật liên (Nichiren), Thiên thai (Tendai), Thiền và Shugendo. Ngài cũng đư...

Truyện Tranh Phật Giáo - Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông

Hình ảnh
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu pháp môn Tịnh Độ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng: Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang. Trong một kiếp có mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật kia chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội.  Đại Thế Chí Bồ Tát Thí như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy nhau cũng như không thấy. Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người càng nhớ càng khắc sâu trong lòng. Như thế từ đời này cho đến đời khác, như hình với bóng, không cách xa nhau. Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp không cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền ha...

Tu Trì Bản Tôn Trí Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Hình ảnh
 Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật. Đức Phật có ba khía cạnh, trong đó Đức Quan Âm là Bản tôn hiện thân của khía cạnh Từ bi, Đức Văn Thù là Bản tôn hiện thân của khía cạnh Trí tuệ, và Đức Kim Cương Thủ là hiện thân của khía cạnh Dũng lực. Việc thực hành cả ba Bản Tôn trên là rất cần thiết và quan trọng. Trong đó khía cạnh về trí tuệ là khía cạnh đặc biệt quan trọng, không những cho sự giác ngộ rốt ráo mà còn thiết thực cho đời sống hiện tại của chúng ta. Khi bắt đầu thực hành Phật Pháp, điều quan trọng nhất là chúng ta phải có trí tuệ sắc bén mới có thể thực hành giáo pháp không sai lệch. Chúng ta cũng rất cần có trí tuệ để sống hạnh phúc thành công, bởi nếu không có trí tuệ, chúng ta sẽ lãng phí năng lượng và cơ hội chứng đạt hạnh phúc tương đối và tuyệt đối. Có rất nhiều điều để nói về trí tuệ hay sự hiểu biết chân thực. Chẳng hạn, khi nói rằng mình có hiểu biết chân thực về một ai đó t...

Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Giáo Pháp Tứ Diệu Đế

Hình ảnh
Tứ Diệu Đế là thời Pháp thứ hai ( Thời A Hàm ) của Đức Thích Ca Mâu Ni, sau khi Ngài thành đạo tại gốc cây Bồ Đề liền nghĩ đến đem giáo lý mà Ngài vừa chứng được ra truyền bá giác ngộ chúng sanh, nhưng giáo lý mà Ngài chứng thì quá cao siêu thâm diệu còn phần đông chúng sanh căn cơ thấp kém khó có thể giác ngộ nhanh như Ngài; nhưng không vì chúng sanh khó giáo hóa mà Ngài không làm tròn nhiệm vụ hóa độ.  Do đó, Ngài đã quyết định phải tuỳ duyên và phương tiện nói Pháp Tứ Diệu Đế là để chúng sanh dễ nhiếp thọ tu hành. Phật quán sát căn cơ của năm người bạn cùng tu với Ngài trước kia là : Kiều Trần Như, Thập Lịch, Bạc Đề, Ác Bệ và Mahanam Câu Ly có thể khai ngộ diệu Pháp, Đức Phật đi đến Vườn Lộc Uyển là nơi họ đang tu tập nói Pháp Tứ Diệu Đế. Sau ba phen chuyển Pháp luân Tứ Diệu Đế ( Thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển ) đã phá vỡ được nghi hoặc và thành kiến mê lầm của năm vị này, do đó mà trí tuệ siêu thoát được xuất hiện và năm vị này chứng nhập quả vị La Hán. Kể từ đây da...

Tứ Đại Thiên Vương Trong Phật Giáo Là Những Ai?

Hình ảnh
Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật Pháp, thuộc chư Thiên Bộ trong Nhị Thập Thiên hoặc Thập Nhị Thiên của Phật Giáo. Tứ Đại Thiên Vương cư trụ trên núi Do Kiền Đà La bên hông của núi Tu Di, mỗi vị cùng với quyến thuộc của mình trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu là: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Cu Lô Châu. Ở Trung Quốc, do ảnh hưởng của “Phong thần Diễn Nghĩa” và truyền thuyết dân gian còn gọi Tứ Đại Thiên Vương là “Tứ Đại Kim Cang”, lại nói chức phận của bốn vị này là: Phong, Điều, Vũ, Thuận. Theo hệ thống tùng lâm Phật Giáo Trung Quốc thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên Vương Điện cùng với Hộ Pháp Vi Đà Thiên và Di Lặc Bồ Tát để bảo hộ Phật Pháp và chúng sanh, là những vị thần canh giữ chùa. Vì vậy Thiên Vương Điện được đặt sau Sơn Môn.  Tứ Đại Thiên Vương Trong Phật Giáo Hình tướng và quốc độ của Tứ Đại Thiên Vương được phối như sau: 1. Đông Phương Trì Quốc Th...