Bồ Tát Phổ Hiền – Tam Mạn Đà Bạt Đà Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát hay Tam Mạn Đà Bạt Đà Bồ Tát (tiếng Phạn: Samantabhadra) là Bồ tát của niềm vui, tự do và cộng đồng. Từ Samanta có nghĩa là “phổ quát” và Bhadra có nghĩa là “đức hạnh vĩ đại”. Bồ tát Phổ Hiền mở rộng đức hạnh và lòng từ bi của mình đến với tất cả chúng sinh. Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

Bồ Tát Phổ Hiền
 

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

 Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Kim Cang Tát Đỏa Bồ tát (Vajrasattva) là một đồng thể khác tên với Bồ tát Phổ Hiền. Tất cả các vị thần kim cương (vajra) đều là hiện thân của Bồ tát Phổ Hiền.Văn Thù Sư Lợi Bồ tát (Manjushri) và Bồ tát Phổ Hiền (Samantabhadra) là những trợ thủ đắc lực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng nhau tạo thành Avatamsaka Trinity, ba vị Phật và Bồ tát quan trọng.

  • Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật lịch sử sống vào thế kỷ thứ 6 TCN ở miền bắc Ấn Độ. Ngài cũng được biết đến với tên gọi Tất Đạt Đa Cồ Đàm. 
  • Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: Ngồi bên trái Phật Thích Ca đại diện cho trí tuệ siêu việt, đức hạnh, sự sung túc và niềm vui. Ngài đôi khi được biết đến như là Hoàng tử của Pháp sử dụng thanh kiếm khôn ngoan cắt đứt mọi phiền não và ảo tưởng. Tay trái của Ngài giữ một hoa sen xanh và kinh điển tượng trưng cho trí huệ nhận ra bản tánh đích thực của mọi sự.
  • Bồ tát Phổ Hiền: Thường được miêu tả ngồi trên lưng con voi có 6 ngà và xuất hiện bên phải Phật Thích Ca. Ngài là một vị Bồ Tát quan trọng, người thực hiện các thực hành siêu việt và thệ nguyện của chư Phật. Trong chương 28 của kinh Pháp Hoa, Ngài tuyên thệ bảo vệ kinh Pháp Hoa và những người tu theo kinh điển này.

 Biểu Tượng – Pháp Khí – Thờ Phụng :

Phổ Hiền Bồ Tát cũng thường xuất hiện trong bộ Thích Ca Tam Tôn (Sakya Shanzon) cùng với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi như đã nói trên. Ngài đứng bên phải, còn ngài Văn Thù đứng bên trái và có khi được vây quanh bởi 16 Thiên Thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã. Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng, và trong nhiều tranh ảnh, tượng, ngài cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan. 

Pháp khí của ngài cũng chính là biểu tượng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Pháp khí là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái, hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu. Trong nhiều biểu tượng, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác, ngài cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.

 Trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với 32 tay, ngồi trên voi trắng 4 đầu hoặc trên 4 con voi trắng. Trong hội họa Phật Giáo Mật Tông, ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền Bồ Tát trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn-đà-la Shitro – Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị Thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có 3 mặt, 6 tay và 4 chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát :

 

Thần chú của Bồ tát Phổ Hiền là thần chú thiêng liêng của vị Phật nguyên thủy. Nó thể hiện khát vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.

Thần chú này diễn tả những hình thức khác nhau trong đó nhận thức ban đầu xuất hiện và giúp chúng ta nhận ra rằng, sự hiểu biết của chúng ta bị che mờ bởi các đám mây khiến cho mọi thứ xuất hiện khác với thực tế.

Một số trường phái Mật Tông Tây Tạng với các nghi thức bí truyền cầu nguyện Bồ tát Phổ Hiền để đạt giác ngộ trong trạng thái Pháp giới (dharmadhatu).

Phiên bản ngắn: Samaya Sapayo

 

A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu đà lệ,

tu đà la bà để, phật đà ba thiên nỉ, tát bà đà la ni, a bà đa ni, tát bà bà sa,

a bà đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết già đà ni, a tăng kì,

tăng già ba già địa, đế lệ a nọa tăng già đâu lược, a la đế bà la đế, tát bà tăng già tam ma địa già lan địa,

tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa, a nậu lâu đà kiều xá lược, a (Nậu) già địa, tân a tỳ cát lợi địa đế.

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát