Tìm Hiều Về Đức Phật Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai tên chữ phạn là Mahavairocana, dịch âm là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng, Biến Chiếu Vương Như Lai, Quang Minh Biến Chiếu, Đại Nhật Biến Chiếu, Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn… Trong đó, “Ma Ha” nghĩa là “Đại”, “Tỳ Lô Giá Na” là “Nhật”, do đó được dịch là Đại Nhật Như Lai. Ngoài ra, “Tỳ Lô Giá Na” có nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu, vì vậy còn được gọi là Biến Chiếu Như Lai. Ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai phổ chiếu pháp giới, bình đẳng khai thị thiện căn của vô lượng chúng sinh, thậm chí thành tựu các loại sự nghiệp thù thắng của thế gian và xuất thế gian.
Đại Nhật Như Lai |
Biểu Tượng :
Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp. Ngoài ra, hình tượng khác trong mandala Garbhadhatu của Chân ngôn tông thì Đại Nhật Như Lai có màu vàng, có 4 mặt (tứ diện) và bắt ấn dhyana mudra với biểu tượng bánh xe pháp bằng vàng trong tay. Hình tượng thường thấy của Ngài là ngồi thiền tọa trong tư thế kim cương trên tòa sen, sắc thân có màu trắng và đang thủ ấn (mudra) chuyển pháp luân có biểu tượng là bánh xe pháp. Xung quanh Ngài được trang trí bằng các trang sức tuyệt đẹp.
Trí Tuệ Và Công Đức Của Đại Nhật Như Lai :
Ánh sáng trí tuệ của Đức Phật Như Lai chiếu đến khắp nơi, có thể khiến Pháp giới vô biên phổ chiếu quang minh và mở ra Phật tính, thiện căn cụ thể trong chúng sinh, thành công trong sự nghiệp thế gian, xuất thế gian, vì thế có tên gọi là Đại Nhật.
Theo ghi chép trong Đại Nhật kinh sớ quyển 1, Đại Nhật Như Lai được so sánh với mặt trời của thế gian, tên gọi Đại Nhật có ba hàm nghĩa:
- Một là, mặt trời chỉ có thể chiếu rọi mọi nơi bên ngoài không thể chiếu vào bên trong, chỉ có thể chiếu sáng ban ngày không thể chiếu được trong đêm tối. Nhưng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai có thể phổ chiếu tất cả mọi nơi, chiếu sáng bao la, không phân biệt trong ngoài, ngày đêm. Lấy “Nhật” (mặt trời) để ví von, chỉ có một vài điểm tương tự, do đó thêm “Đại” phía trước, gọi là Đại Nhật Như Lai.
- Hai là, mang ý nghĩa hoàn thành tất cả mọi việc. Ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai phổ chiếu pháp giới, bình đẳng khai thị thiện căn của vô lượng chúng sinh, thậm chí thành tựu các loại sự nghiệp thù thắng của thế gian và xuất thế gian.
- Ba là, nghĩa là ánh sáng vô sinh vô diệt. Mặt trời trong tâm của chúng sinh cho dù bị vô minh che lấp cũng không bị tiêu diệt; dù là ở trong viên minh Tam muội của thực tướng cuối cùng, cũng sẽ được gia tăng.
Thần Chú Đức Phật Đại Nhật Như Lai :
Như thường lệ, mỗi vị Phật hay Bồ tát đều có rất nhiều thần chú để trì tụng. Tương tự như thế đối với thần chú của Đại Nhật Như Lai, người đầu tiên trong vũ trụ đạt giác ngộ hoàn toàn. Phải có một chúng sinh đầu tiên đạt được sự thức tỉnh hoàn hảo, và Đại Nhật Như Lai là tên mà hành giả Mật tông đặt cho người đã đạt được điều này. Thần chú Đại Nhật Như Lai đặc biệt mạnh mẽ trong việc mang lại một sự biến đổi và thanh lọc 4 yếu tố vĩ đại của cơ thể vật lý, và biến đổi 4 yếu tố thành nền tảng vững chắc cho việc tu luyện.
Câu thần chú ngắn :
Ohm Ahh Be Lah Hung Kha
hoặc
Oṃ vairocana hūṃ
A vi ra hūṃ kha
Câu thần chú dài :
Ngoài ra, một câu thần chú khác liên quan đến Đại Nhật Như Lai được gọi là “Thần chú ánh sáng” hoặc trong tiếng Nhật gọi là “kōmyō shingon”.
Om Namo Bhagavate Sarvate Gate, Varsuddhani Rajaya, Ta Tha Ga Ta Ya Arahate Sam Yak Sam Buddhaya, Ta Dya Tha Om Sodhani Sodhani Sarva Papam, Vishodani Suddhe Visuddhe, Sarwa Karma Avarana Visudhani Ya Soha.