Ba Lời Nguyện Quan Trọng Nhất Của Đức Phật A Di Đà Với Chúng Sinh Cõi Sa Bà

 


Nói đến pháp môn Tịnh Độ thì không thể không nhắc đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bởi đây là cơ sở quan trọng để người học Phật phát khởi niềm tin, vững chắc niềm tin, nguyện được vãng sinh về Phật quốc. Nói đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, điều đáng chú ý nhất là trong mỗi lời thệ nguyện, đều có câu: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác”.

Trong 48 đại nguyện của đấng Từ Phụ thì có 21 lời nguyện liên quan mật thiết đến chúng sinh cõi Ta Bà, 27 lời nguyện còn lại, đức Từ Phụ riêng vì hàng Đại Bồ Tát mà phát nguyện, do vậy đối với chúng ta, 27 lời nguyện này chưa thật sự là nhu cầu cần thiết. Muốn biết tường tận 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, Quý vị hãy xem qua trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Nói đến 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, điều đáng chú ý nhất là trong mỗi lời thệ nguyện, đều có câu: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác”, có nghĩa là Ngài từ chối quả vị Phật, Ngài không chịu làm Phật để thụ hưởng Thường - Lạc - Ngã - Tịnh cho riêng mình, bởi vì chúng sinh trong quốc độ vẫn còn đau khổ. Đây là điều vô cùng quan trọng, nó nói lên đại từ bi tâm thăm thẳm, thậm thâm không thể nghĩ bàn của đức Phật.

Chư vị cổ đức dạy rằng, thâm tín chư Phật thì muôn ngàn hạnh đức phát sinh. Trong kinh Phật dạy: “Nghi tắc hoa bất khai”, nghĩa là còn nghi ngờ thì tâm hoa không bừng nở. Dù chúng ta có làm nhiều điều thiện lành tốt đẹp bao nhiêu đi nữa, nhưng lòng tin của chúng ta đối với Phật pháp chưa kiên cố, chưa thiết tha thì kết quả cũng rất giới hạn. Đối với người tu theo pháp môn niệm Phật, thì lòng tin là điều cốt lõi, là then chốt cho cả tiến trình tu tập từ nay cho đến ngày từ giã cõi tạm này. Chính vì vậy mà 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà được xem là chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trên bước đường trì danh niệm Phật.

Đối với người tu theo pháp môn niệm Phật, thì lòng tin là điều cốt lõi, là then chốt cho cả tiến trình tu tập từ nay cho đến ngày từ giã cõi tạm này. Chính vì vậy mà 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà được xem là chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trên bước đường trì danh niệm Phật.

Một điều hết sức quan trọng nữa, trong 21 lời nguyện mà đức Phật A Di Đà đã nhắm đến chúng sinh trong cõi Ta Bà, đa số đều thuộc về tha lực của đức Phật, duy chỉ có ba điều 18, 19, 20 thì thuộc về cả đôi bên, đức Phật và người tu pháp trì danh niệm Phật cùng liên đới chịu trách nhiệm. Nay chúng tôi xin lược trích ba điều nguyện 18, 19, 20 để quý Phật tử tiện theo dõi và suy ngẫm:

Nguyện thứ 18: Chúng sinh trong mười phương chỉ tu phép thập niệm cũng đủ được vãng sinh. Nguyện rằng: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác, nếu khi tôi thành Phật, có chúng sinh trong mười phương một lòng tin tưởng tôi hằng ngày niệm được mười lần tên hiệu tôi để cầu vãng sinh Cực Lạc mà đến khi lâm chung chẳng đặng như nguyện”.

Nguyện thứ 19: Chúng sinh trong mười phương phát nguyện vãng sinh Cực Lạc đều được tiếp đón. Nguyện rằng: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác, nếu khi tôi thành Phật, có chúng sinh trong mười phương phát tâm Bồ Đề, tu hành các món công đức, cầu được vãng sinh Cực Lạc mà đến khi họ lâm chung, tôi và đại chúng Bồ Tát không phóng quang hiển hiện ra trước mắt để tiếp dẫn họ về nước Cực Lạc”.

Nguyện thứ 20: Chúng sinh trong mười phương hồi hướng công đức đều được vãng sinh Tịnh Độ. Nguyện rằng: “Thề quyết không thủ ngôi Chính Giác, nếu khi tôi thành Phật, chúng sinh trong mười phương, nghe đến danh hiệu tôi, tưởng nghĩ đến quốc độ tôi, làm các việc công đức để hồi hướng nguyện vãng sinh về nước Cực Lạc mà không được như nguyện”.Như vậy, trong điều thứ 18, đức Phật A Di Đà đã phát nguyện rằng, người tu Tịnh Độ, dù chỉ đều đều xưng danh hiệu Ngài mỗi ngày 10 lần (tu pháp thập niệm) thì cũng được vãng sinh. Chúng ta nên nhớ rằng, không bất cứ một trách nhiệm nào mà chư Phật không hoàn mãn cả, nhất là trách nhiệm cứu độ chúng sinh xuất phát từ đại bi tâm chứ không từ một động cơ nào khác. Tuy nhiên nếu chúng ta không chí tâm tin tưởng và không giữ được phép thập niệm đều đặn thường xuyên mỗi ngày thì đó là do chúng ta còn giải đãi. Ở đây chúng ta nên suy nghiệm thêm một điều nữa, nếu thường ngày chúng ta không huân tập phép tu thập niệm cho thuần thục, không tạo được định lực nhất định, thì khi lâm chung hấp hối làm sao chúng ta có thể niệm Phật liên tiếp được mười tiếng hay giữ được một vài tiếng niệm Phật trước lúc ra đi. Đây là điều mà người học Phật cần phải suy nghĩ chín chắn.

Hai đại nguyện 19 và 20 cũng bao hàm cái ý đức Phật và người tu Tịnh Độ đều liên đới cùng chịu trách nhiệm chung như thế thì sự tu hành của chúng ta mới đạt kết quả vãng sinh và bản hoài của đức Phật mới trọn vẹn trách nhiệm. Nếu đức Phật đại từ đại bi dang tay cứu độ tiếp dẫn mà tu thì vọng khởi điên đảo đủ điều, thì dù vô lượng, chư Phật cùng một lúc sẵn sàng đón tiếp cũng đành phải chịu. Nếu chúng ta nhiếp tâm chính niệm, mà đức Phật A Di Đà không phát khởi đại bi tâm kiến tạo ra thế giới Tây Phương Cực Lạc, không phát đại bi nguyện cứu độ chúng sinh, thì chúng ta cũng sẽ không có cõi Tây Phương Cực Lạc để về và cũng không dễ dàng gì tiến tu đến quả vị Vô Thượng Bồ Đề được. Trách nhiệm liên đới là ở chỗ này, chúng ta nên lưu ý mà nỗ lực trì danh niệm Phật để mai hậu vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc.

Pháp môn trì danh niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc, chung quy lại là đặt căn cứ trên hai yếu tố căn bản, đó là: Lòng tha thiết mong cầu vãng sinh của chúng sinh và tâm đức đại từ đại bi hằng luôn cứu độ tiếp dẫn chúng sinh của chư Phật.
 
Thật ra nếu chúng ta một lòng tin tưởng, thành kính niệm danh hiệu Phật một cách liên tục bền bỉ, phát nguyện vãng sinh và hồi hướng tất cả công đức để cầu sinh Tịnh Độ, tức là nhiệm vụ của chúng ta coi như đã làm xong. Việc nên làm, cần làm, đáng làm, chúng ta đều đã làm. Tất cả bao nhiêu điều còn lại thuộc về tha lực của đức Phật A Di Đà, như trong 48 đại nguyện mà Ngài đã phát khởi thệ nguyện. Là người con Phật, thâm tín chư Phật, chúng ta khẳng định điều này và hãy tự hoàn thành nhiệm vụ của mình, thì chắc chắn trong tương lai chúng ta sẽ được vãng sinh Cực Lạc, vì lời Phật dạy là chân thật bất hư.
 
Pháp môn trì danh niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc, chung quy lại là đặt căn cứ trên hai yếu tố căn bản, đó là: Lòng tha thiết mong cầu vãng sinh của chúng sinh và tâm đức đại từ đại bi hằng luôn cứu độ tiếp dẫn chúng sinh của chư Phật. Hai yếu tố cơ bản này cùng phát khởi, trên dưới giao cảm nhau, nương tựa nhau mà đâm hoa kết quả. Khi tương duyên giao cảm đến tận cùng thì tự nhiên nhân - tướng - quả - thể hiển bày, không còn ngăn ngại gì nữa. Đến lúc này, nhân tức là quả, quả tức là nhân, nếu đạt đến như vậy thì kết quả hiện tiền, đã có thể chứng nghiệm thì lo gì đến lâm chung không được vãng sinh Cực Lạc. Điều quan trọng ở pháp môn trì danh niệm Phật là đức tin của chúng ta có kiên định vững chắc hay không? Chúng ta có thường xuyên thành kính trì danh niệm Phật hay không? Vấn đề có được vãng sinh hay vẫn mãi còn luân hồi lẩn quẩn trong lục đạo đều do Tín - Hạnh - Nguyện nơi mỗi chúng ta, nhất là ở niềm tin.
 
Cùng với những gì có thể lý giải được bằng ngôn ngữ thì pháp môn niệm Phật còn hàm súc đạo lý sâu mầu, thậm thâm vi diệu với vô lượng tác dụng bất khả tư nghì, các bậc Đại Bồ Tát còn phải học Tịnh Độ, còn phải tu Tịnh Độ, còn phải hồi hướng công đức cầu sinh về Tịnh Độ thì nói gì đến hạng phàm phu chúng ta.

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát