Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Là Ai?

Nếu ai quan tâm đến Phật Pháp thì chắc hẳn không ai là không biết đến danh xưng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là một trong những vị Phật có quyền năng và vô cùng được kính trọng. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng xuất hiện từ những khu vực thờ cúng tại gia cho đến những ngôi chùa lớn. Vậy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là ai mà lại được tôn sùng và có sức ảnh hưởng đến vậy? Cùng Phật Bản Mệnh Bình An tìm hiểu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là ai và tiểu sử cuộc đời, ý nghĩa danh xưng của Ngài qua bài viết sau đây nhé! 


 

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Là Ai?

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay còn gọi là Phật Thích Ca là một trong những vị Phật lớn, chính Người đã đặt nền móng và sáng lập ra Đạo Phật ngày nay. Ngoài ra, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn là bậc giáo chủ cõi Ta Bà chính là là cõi đau khổ, là trái đất - nơi mà con người đang sinh sống. Người là bậc giác ngộ thấu rõ chân lý của vạn pháp, thị hiện trong hình dáng của loài người. Người đi vào cõi Ta Bà để khai sáng ánh sáng đạo vàng cho nhân gian. 

Theo như các bộ kinh Phật và sử liệu ghi chép, Ngài được xác nhận là vị Phật có thật trong lịch sử. Xuất thân của Người là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya nơi vương quốc Thích Ca (thuộc Ấn Độ ngày nay).

Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của một vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa đã phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả. Khi đã được chứng Thánh quả, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có khả năng vận dụng trí tuệ, sự thần thông của mình để thấu rõ sự vận hành của tất cả hiện tượng, sự vật, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. Cũng bởi vậy mà hình ảnh của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật luôn gắn liền với sự thanh tịnh và giải thoát.

Ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni là ngày 8/4 năm 624 TCN (âm lịch). Từ đó, ngày này gắn liền với hình tượng Phật Thích Ca đản sinh được ra đời và mọi năm trên thế giới, các Phật tử thường tổ chức hội lễ Phật Đản rất lớn.

Tiểu Sử Cuộc Đời Của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Muốn hiểu thêm được Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là ai thì các Phật Tử có thể tìm hiểu thêm về tiểu sử cuộc đời và con đường thành Phật của Người. Tại Vương Quốc Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Nepal ngày nay), vào thế kỷ VI TCN, một hôm, hoàng hậu Maya khi ấy sắp sinh đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, từ ấy xuất hiện một con voi trắng rất lớn, đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một bông sen trắng muốt. Các nhà hiền triết cho rằng, đây chính là một điềm lành báo hiệu rằng đứa bé sắp sinh sẽ là một vĩ nhân. Vào ngày 08/04 năm 624 TCN, hoàng hậu Maya hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni.

Một hôm, xuất hiện một vị đạo sư tên là A Tư Đà đến từ Hy Mã Lạp Sơn xin yết kiến để chúc mừng và xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong liền bật khóc. Vua Tịnh Phạn không hiểu hỏi nguyên nhân, A Tư Đà thưa rằng: “Thái tử hội tụ đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không thể có cơ hội nghe pháp của Ngài”.

Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên vô cùng thông minh, 12 tuổi đã thông thạo tất cả các học vấn. Năm 13 tuổi, ngày ngày được truyền thụ võ nghệ. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã, năm 16 tuổi, Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La.

Một ngày khi đi dạo qua bốn cửa thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là: một người già yếu, một người đang bị bệnh tật giày vò, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng đều sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Lúc đó Ngài cũng vô cùng trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.

Qua nhiều sự việc, ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Thế rồi ngài đã cưỡi trên con ngựa Kiền Trắc cùng với người nô bộc của mình là Xa Nặc bỏ lại kinh thành xa hoa ra đi vào giữa đêm khuya.

 

Người thọ giáo hết với 2 vị thầy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta rồi lại đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như. Sau 6 năm tu ép xác tu hành, sau khi nghe tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, người biết mình lầm theo lối tu khổ hạnh, ngài đã quyết định từ bỏ và lựa chọn phương pháp trung đạo để tu hành. 

Khi đến một gốc cây Bồ Đề, Ngài đã dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền mà phát thệ nguyện: “Nếu không chứng thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.” Vào buổi bình minh tháng 4 năm 588 TCN, ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật. Lúc đó, Thái tử chỉ mới 35 tuổi, lấy Phật hiệu là: Thích Ca Mâu Ni.

Danh Hiệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nghĩa Là Gì? 

Trong Phật Pháp, việc thờ tượng Phật bằng đồng không giống như thờ thần. Mối quan hệ giữa Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và chúng ta là mối quan hệ sư đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni đối với các Phật tử giống như một người Thầy, là người Thầy đầu tiên dẫn ta đến con đường chứng quả thành đạo, nên Ngài được gọi là Bổn Sư.

Trên thế gian này của chúng ta, chúng sinh vốn dĩ thiếu đi tâm từ bi, trong lòng là tự tư tự lợi, chính vì thế khi Phật thị hiện ở thế gian này, Ngài muốn đem những bệnh của chúng ta để sửa lại cho nên Ngài thiết lập tông chỉ, đó chính là “Thích Ca”. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có nghĩa là Năng Nhân, tức là sự nhân từ. Chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề này thiếu tâm nhân từ, cho nên danh hiệu “Thích Ca” của Ngài là để đề xướng tâm Nhân từ cho chúng ta.

Một căn bệnh lớn nữa của chúng ta chính là tâm địa không được thanh tịnh, có quá nhiều vọng tưởng, quá nhiều tạp niệm. Vì thế trong tên của Ngài còn có thêm chữ “Mâu Ni” trong tiếng Phạn có nghĩa là Tịch Diệt. “Tịch” tức là tịch tĩnh, là thanh tịnh, “Diệt” chính là tiêu trừ, tiêu diệt tất cả vọng tưởng, tạp niệm. 

Lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca ban trải khắp nơi cứu độ muôn loài, trí tuệ của Ngài rực sáng để bình lặng trước cuộc đời. Như vậy danh hiệu của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ. Danh hiệu của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi thị hiện ở thế gian này là tùy theo căn bệnh của mỗi chúng ta mà có được.

Hình Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Ngày nay, các Phật tử thường được trông thấy những bức tượng, bức tranh Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Qua đó, có thể nhận thấy hình tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thường được tạo hình với những đặc trưng sau: 

- Hình dáng: Các bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thường có tạo hình với tóc búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Trên người mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực của Phật Thích Ca Mâu Ni không có chữ "vạn". Người có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở tầm 3/4. 

- Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn kim cương hiệp chưởng hoặc ấn chuyển pháp luân... Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ của cõi Ta Bà.

Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thường được chế tác bằng đồng để thờ cúng. Trong các không gian thờ cúng, giữa chánh điện thường thờ một tượng đồng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni . Một số ngôi chùa sẽ thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca Mâu Ni ngự ở giữa, bên phải Phật Thích Ca là Phật A Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc. Đây là 3 vị Phật đại diện cho 3 thì hiện tại, quá khứ và tương lai của con người.


Social Phong Linh Gems

Over Blog - Plurk - Mix  - Pearltrees - Myspace - Degreed - Yoomark - Sociopost - Knowyourmeme

Wixsite - Zotero - Mathworks - PSCP - Wantedly - Inprnt - Cycling74 - Uplabs - Shapeways - Itsmyurls

DivephotoguideCrockes - Mobypicture - Schoolofeverything - Slideserve - Slides - Slideshare


Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát