Cách Bài Trí Tượng Bồ Tát Đại Thế Trí Tại Gia Đúng Chuẩn

 Phật giáo là một trong những Tôn giáo chính, được thờ phụng đông đảo tại Việt Nam. Ngày nay, xu hướng lập ban thờ Phật tại gia càng ngày càng tăng thêm, không chỉ các chùa, miếu mà nhiều Phật Tử còn thỉnh tượng về thờ tại gia. Trong đó, Bồ Tát Đại Thế Chí được nhiều người thờ phụng bên cạnh các vị Phật khác. Cách bài trí tượng Bồ Tát Đại Thế Chí đúng là như thế nào? Cùng Phong Linh Gems tìm hiểu qua bài viết này nhé.


 

Thờ tượng Bồ Tát Đại Thế Chí có ý nghĩa gì?

Bồ Tát Đại Thế Chí hay còn được gọi là Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương là một trong những vị Bồ Tát có vị trí quan trọng và được nhiều người thờ phụng. 

Trong Tây Phương Tam Thánh, Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.

Người tu hành muốn tu tập viên mãn, đạt thành tựu Phật giáo thì phải có cả hai yếu tố là tấm lòng và trí tuệ. Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ làm ngọn đèn soi đường cho chúng sinh thoát khỏi ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô biên, hướng tới thân tâm an lạc. Khi Ngài di chuyển, thập phương mười hướng như đang xảy ra một cơ địa chấn, trí tuệ quét sạch u mê nên có tên gọi Đại Thế Chí.

Chúng ta thờ Bồ Tát Đại Thế Chí để thức tỉnh tâm hồn, luôn dùng trí tuệ để soi xét mọi vật, tránh bị mây mù che khuất. Khi hành sự, mọi việc trong cuộc sống luôn cần tỉnh táo, giữ đúng tâm trí, tránh bị u mê bởi những phù phiếm, dung tục.

Không gian bài trí tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở đâu?

Ngày nay, nhiều gia đình lựa chọn thỉnh tượng về thờ tại gia. Nếu thờ tượng Bồ Tát Đại Thế Chí tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Ngài ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc, thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Bồ Tát không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật. 

Như đã nói ở trên, không nên thờ tượng Bồ Tát cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung Bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Bồ Tát Đại Thế Chí cũng là trung tâm và tuyệt đối.

 

Cách bài trí tượng Bồ Tát Đại Thế Chí đúng chuẩn

Có 3 cách để bài trí tượng Bồ Tát cơ bản và đúng chuẩn:

+Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Bà Quan Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát…

+Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Bồ Tát Đại Thế Chí gồm có:

  • Tây phương Tam Thánh: Trong đây bao gồm Phật A Di Đà ở trung tâm, bên trái Phật Bà Quan Âm, bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát.

+Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới... Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu... những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.

Trên ban thờ, bắt buộc phải có Bát hương đặt phía trước tượng Bồ tát. Ngoài ra, các đồ thờ cúng khác như lọ hoa, mâm bồng, hạc thờ và đền thờ cũng cần chuẩn bị. Ban thờ Phật luôn phải được lau dọn sạch sẽ, thường xuyên lên nhang đèn.

Đồ thờ cúng trên ban thờ Bồ Tát Đại Thế Chí

Trên bàn thờ Phật Bà, gia chủ có thể thỉnh pho tượng Bồ Tát hoặc tranh, ảnh vẽ hình tướng Ngài. Hình tượng Ngài Đại Thế Chí nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật không có tay nghề và thiếu kiến thức, sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. 

  • Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
  • Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên Bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
  • Bình hoa: Nên dùng các loại hoa trang nhã, có hương thơm như hoa sen, hoa huệ, hoặc hoa cúc vàng, cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật.
  • Mâm bồng: Đĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác. Chỉ dâng hoa quả cúng dường Bồ Tát mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, đồ mới. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật.
  • Ngai chén: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Bồ Tát cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh Đĩa trái cây.

Những lưu ý khi thờ Bồ Tát Đại Thế Chí tại gia

Ngày nay, có nhiều gia đình lựa chọn lập ban thờ tại gia. Việc bố trí bàn thờ tượng Bồ Tát rất quan trọng, cần có sự tôn nghiêm và thành kính. Thờ Bồ Tát Đại Thế Chí không kiêng kị bất kể ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý.

+ Không nên đặt tượng Bồ Tát Đại Thế Chí cùng các tượng phong thủy đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công... Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.

+ Tuy rằng không quá kiêng kị nhưng gia chủ hãy để ban thờ Phật quay hướng chính của nhà, không nên hướng về phía nhà tắm hay cửa đi. Như vậy để thể hiện sự thành kính tuyệt đối với Bồ Tát.

+ Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Bồ Tát trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Bồ Tát Đại Thế Chí để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo.

+ Trên ban thờ Bồ Tát Đại Thế Chí, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi thực hiện nghi thức thờ cúng, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữ thờ Phật và thờ Gia tiên.

+ Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.

+ Hãy nhớ, phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật trước khi thờ phụng.

Cách khai quang điểm nhãn tượng Bồ Tát Đại Thế Chí tại gia

Quy trình khai quang điểm nhãn cho tượng Phật Bà thờ tại tư gia thường diễn ra vào buổi sáng, lúc trời đẹp. Và dưới đây là những thứ gia chủ cần chuẩn bị. 

+ Khâu chuẩn bị

Đầu tiên, mọi người cần chú ý chuẩn bị một nơi thờ cúng trang nghiêm, cao ráo, sạch sẽ, hướng tốt cho phong thủy. Từ đó, đảm bảo rằng vị trí đó phù hợp với việc thờ cúng tượng Phật.

Gia chủ cần chuẩn bị lựa chọn pho tượng có diện mạo, hình khối cân đối. Lựa chọn tượng Bồ Tát Đại Thế Chí cần đảm bảo kích thước phù hợp, chất lượng tốt, độ bền cao. Do vậy, quý Phật tử có thể tham khảo các mẫu tượng Bồ Tát Đại Thế Chí bằng đồng. Tượng Bồ Tát sau khi thỉnh về bạn nên dùng vải điều chùm kín tượng. Đồng thời, đặt tượng trên chỗ thông thoáng, sạch sẽ và tránh xa những nơi ô uế. Từ đó, tránh xâm phạm đến tượng. Nếu không, hành vi của bạn có thể bị coi là bất kính.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị đàn tế cùng một mâm cỗ chay. Tùy theo điều kiện kinh tế, hãy lựa chọn một mâm cỗ phù hợp với những món đơn giản nhất nhưng phải tươi ngon. Khi đó, bạn có thể bắt đầu thực hiện nghi thức này theo cách hiệu quả nhất.

+ Tiến hành khai quang

Chuẩn bị việc bao sái tượng

Để bao sái tượng, gia chủ nên dùng nước thơm. Hiện tại, có nhiều loại nước thơm chuyên dụng được sản xuất sẵn trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể đặt mua những sản phẩm này tại các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng. Nếu không, bạn có thể đun nước với rượu, quế và một chút dầu thơm.

Sau đó, sử dụng nước vừa đun để làm sạch tượng. Cách làm như sau:

  • Nếu tượng cỡ nhỏ, bạn có thể đặt tượng vào trong chậu nước ở vị trí cao. Sau đó, dùng khăn mềm sạch thấm nước đã chuẩn bị lau xung quanh bức tượng. Từ đó, nhẹ nhàng làm sạch tượng một cách tốt nhất.
  • Trong trường hợp tượng cỡ lớn, hãy đặt nguyên tượng trên bệ. Sau đó, dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh tượng.
  • Sau đó, gia chủ hãy chờ tượng khô một cách tự nhiên. Dùng khăn điều cỡ vừa phủ kín tượng để chuẩn bị cho nghi lễ.

Tiến hành trì khoa nghi khai quang

Sau khi chọn được giờ đẹp, pháp sư hoặc thầy cúng sẽ tiến hành trì khoa nghi khai quang. Cụ thể việc này được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, pháp sư thắp hương, xin phép thực hiện nghi lễ.
  • Pháp sư đứng lên đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Cùng lúc, vị sám chủ sẽ cầm cái gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật. Hành động này có ý nhắc nhở mọi người rằng khi đã tiến hành tẩy rửa thì đại viên cảnh/ kính trí liền hiển lộ.
  • Tiếp đến, vị sám chủ sẽ thực hiện viết chữ Án trên diện tượng Phật. Đồng thời thực hiện bài niệm khai phục nhãn. Từ đó, giúp chúng sinh tìm đường nương vào các pháp môn tu hành của Phật từ đó khai mở nhục nhãn, Phật nhãn…
  • Ý nghĩa của chiếc gương lúc này chính là biểu tượng cho Đại viên cảnh/ kính trí. Mọi người có thể sử dụng gương mới hay gương cũ đều được. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng chiếc gương đã được làm sạch, bao sái cẩn thận. Từ đó, đảm bảo việc khai quang điểm nhãn được thực hiện theo cách linh thiêng nhất.

 

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát