Bạch Độ Phật Mẫu và Thần Chú Tara Trắng Tăng Trưởng Thọ Mệnh Và Phước Tuệ

Tara Trắng – Bạch Độ Phật Mẫu là hóa thân xuất hiện từ 2 giọt nước mắt từ bi của đức Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm với lòng bi mẫn bao la, mặc dù không ngơi nghỉ để giúp đỡ chúng sinh nhưng ngài vẫn buồn rầu vô hạn khi thấy có nhiều chúng sinh tiếp tục rơi vào 3 cõi thấp như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và có rất ít chúng sinh đạt được tiến bộ trên đường giác ngộ.


Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng

Bạch Độ Mẫu: tên Phạn là Sita-tārvā (Cintachakra), lại xưng là Tăng Thọ Cứu Độ Phật Mẫu, cùng với Phật Vô Lượng Thọ, Phật Đỉnh Tôn Thắng Phật Mẫu hợp lại gọi là Ba Tôn Trường Thọ. Tôn này được thị hiện từ Tâm Bi của Quán Âm, là một trong 21 Tôn hóa thân của Thánh Cứu Độ Mẫu. Ngoài ra cũng có thuyết cho rằng Tôn này được hóa hiện từ con mắt trái của Đức Phật A Di Đà.

Do khuôn mặt có 3 con mắt, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, mỗi lòng bàn chân đều có một con mắt…nên Bạch Độ Mẫu còn được gọi là Thất Nhãn Phật Mẫu.

Hình Tượng Của Bạch Độ Mẫu

Tara Trắng – Bạch Độ Phật Mẫu: Thân màu trắng, có một đầu hai cánh tay, đầu đội mão Ngũ Phật, tóc đen chia làm 3 phần, 2 phần búi ở trên đỉnh, phần còn lại phủ trên hai vai. Khuôn mặt có 3 con mắt, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, mỗi lòng bàn chân đều có một con mắt.

 Tay phải để trên đầu gối tác Ấn Tiếp Dẫn, tay trái để trước ngực, dùng Tam Bảo Ấn cầm hoa Ô Ba Lạp (Utpala). Hoa trải dài theo cổ tay, cánh tay, đến bên cạnh tai, gồm có 3 đóa hoa: 1 đóa hoa nụ, 1 đóa hoa hé nở, 1 đóa hoa nở tròn, đại biểu cho Tam Bảo, hoặc đại biểu cho Bạch Độ Mẫu là Mẹ sinh ra tất cả chư Phật ba đời, cứu độ 8 nạn.

Thân mặc Thiên Y ngũ sắc, quần lụa, khuyên tai, vòng tay, nhẫn báu, vòng cánh tay, vòng ống chân có đầy đủ châu bảo anh lạc. Chuỗi thứ nhất đeo ở cổ, chuỗi thứ hai dài đến ngực, chuỗi thứ ba dài đến rốn. Toàn thân có vòng hoa trang nghiêm, eo nhỏ thân hình đầy đặn, như thiếu nữ tuổi 16. Thân phát ánh sáng trắng Như ý, hai chân ngồi Kiết Già trong vành trăng trên Hoa Sen.

Ý Nghĩa Của Tôn Tượng Bạch Độ Mẫu

  • Thân màu trắng như trăng trong: biểu thị cho sự đầy đủ Uy Đức của Tâm Đại Bi trắng tịnh
  • Con mắt giữa trán: biểu thị cho sự quán chiếu vô lượng cõi Phật ở mười phương không có chướng ngại
  • 6 con mắt còn lại: biểu thị cho sự quán sát chúng sinh trong sáu nẻo Luân Hồi. Trong đó 4 con mắt ở hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân biểu thị cho bốn loại mắt Giải Thoát để quán sát cứu giúp chúng sinh.
  • Tay phải tác Ấn Thí Tiếp Dẫn: biểu thị cho sự ban tặng hòa bình với sự Giác Ngộ viên mãn của tám Đại Thánh
  • Tay trái tác Tam Bảo Ấn: biểu thị cho sự cứu độ 8 nạn.
  • Vành trăng sau lưng: biểu thị cho sự đã chặt đứt phiền não 3 độc.
  • Hai chân ngồi Kiết Già: biểu thị cho sự không có phiền não.

Trong Bạch Cứu Độ Phật Mẫu Tán: đối với thân mình thời Công Đức của Bạch Độ Mẫu được ca ngợi rất tỉ mỉ, y theo bài Tán ca tụng rằng:

Nạp ma Chí Tôn Thánh Cứu Độ phật Mẫu - Án (Oṃ) Cứu Độ Du Hồi Đáp Liệt Mẫu (Saṃskāra-tāre: Độ thoát luân hồi Mẫu) Dùng Đô Đáp Liệt (Tuttāre) thoát tám nạn. Tất cả bệnh tội, Đô Liệt (Ture) cứu Trước Cứu Độ Mẫu kính tán lễ - Chính giữa hoa sen màu Trắng tịnh Trên đó an bày tòa Nguyệt Luân. Tòa hiện Kim Cương Du Già Mẫu (Vajra yoginī) Trước Thí Nguyện Mẫu, chí kính lễ. - Mặt như tướng ánh sáng Trăng Thu Thân Phật Mẫu tựa Hạo phách luân. Mọi thứ trang nghiêm đầy đủ cả Trước Đấng cầm hoa (Ulpala – Hoa sen xanh da trời) xin kính lễ - Đầy đủ Thể tướng mười sáu tuổi. Tất cả chính Giác đều là con Đảm đương ban bố tùy ước muốn Kính lễ trước Cứu Độ Phật Mẫu. - Luân Trắng tinh tỏa hào quang trắng Trên tám cây căm hiện tám chữ. Tất cả đồng với tướng xoay chuyển Hướng trước Cụ Luân, chí kính lễ. - Tất cả sát Thổ (cõi, nước) đều thanh tịnh Trong đó rải đầy nhiều hoa báu Đản sinh Mẹ của Phật ba đời Trước Mẫu Tôn ấy, chí kính lễ. - Thánh Mẫu, Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu Tăng ích Thọ Mẫu, Như Ý Luân. Trước phật Mẫu Tôn xin cầu đảo Làm tiêu thọ duyên Ma của con. - Bệnh tật, tất cả nạn khổ đau. Cầu xin bảo hộ giúp cho con. Các Thành Tựu Thắng với Thông Thường Ban bố cho con không dư sót - Trước Thánh Mẫu Tôn, thành kính lễ Xin thường ghi nhớ như con đỏ Trước Tôn con cũng chí khẩn cầu Cầu xin thường cầm Từ Bi Câu (móc câu Từ Bi) - Thắng Thân Phật Mẫu như ánh trăng. Yểu điệu nhu thiện thể đoan nghiêm. Diệu tướng điểm tô nhiều vật báu Dùng lụa là tốt tạo quần xiêm - Trên tòa báu vành trăng hoa sen. Hai chân ngồi Kim Cương Kiết Già Một mặt, hai tay, dung mạo vui Sinh làm mẹ của Phật ba đời. - Trước Phật Mẫu Tôn thường quì lạy Nay đối trước Tôn dùng diệu tán Xin giúp chúng con lúc tu đạo Từ nay cho đến được Bồ Đề Tiêu trừ mọi nghịch duyên trong đó. Nguyện được đầy đủ nơi Thuận duyên.

 


Pháp tu Bạch Độ Mẫu còn được gọi là Pháp tu Như Ý Luân.

Kinh Tán Bạch Độ Mẫu nói rằng: “Pháp tu trì Bạch Độ Mẫu, hay tăng trưởng Thọ Mệnh với Phước Tuệ, chặt đứt gốc rễ sinh tử luân hồi, miễn trừ tất cả Ma Chướng, ôn dịch, bệnh khổ… Phàm có người nào mong cầu không gì không như nguyện”.

Thần Chú Bạch Độ Phật Mẫu Tara

  ༀ་ཏཱ་ཪེ་ཏུ་ཏྟཱ་ཪེ་ཏུ་ཪེ་མ་མ་ཨཱ་ཡུཿ་པུ་ཎྱེ་ཇྙཱ་ན་པུ་ཥྚིཾ་ཀུ་རུ་སྭཱ་ཧཱ། Oṃ Tāre Tuttāre Ture Mama Ayuḥ Punya Jñānā Puṣtiṃ Kuru Svāhā Ốm, Tha Rế, Thu Tha Rế, Thu Rê, Ma Ma, Ai Dà, Pun Dà, Nha Nà, Put Tìm, Khu Rù, Sô Hà Om Tare Tuttare Ture Mama Ayuh Punya Jnana Pustime Kuru Svaha. Tây Tạng là: Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Pune Gyana Puntin Kuru Soha. 

Trì tụng Bổn Tôn Chú của Bạch Độ Mẫu: Tara Trắng này giúp tăng trưởng thọ mạng, kéo dài tuổi thọ, trừ hết thảy chết yểu, mạng sống ngắn ngủi, cùng các hung tai, uổng tử cực ác.

*Mama = của tôi, có nghĩa là tôi muốn có những phẩm chất sau đây.

Thần chú rất linh hoạt, vì vậy nếu bạn muốn tăng thứ khác, bạn có thể chỉ cần thay thế bằng từ mà bạn muốn tăng, và nếu bạn muốn cầu nguyện cho sư phụ tâm linh của bạn được sống lâu, bạn có thể thay thế từ MAMA (nghĩa là cho tôi hoặc của tôi) cho tên chủ của bạn.

Ví dụ, chúng ta có thể cầu nguyện cho cuộc sống lâu dài của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tenzin Gyatso):

Om Tare Tuttare Ture Tenzin Gyatso Ayur Pune Gyana Puntin Kuru Soha

Nguồn Gốc Thần Chú Tara Trắng

Ngàn năm trước, trong rừng sâu ở Ấn Độ có những nữ tu, tu luyện theo phương pháp bí truyền. Họ được gọi là yogini. Mạnh mẽ, độc lập và nghiêm khắc, những yogini đã đạt được trạng thái tâm không mong cầu.

Người Tây Tạng gọi họ là những nữ thần Tara. Tara còn có nghĩa là “ngôi sao”, là ngôi Sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng.

Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của thần sáng như ánh chớp, thần giậm chân khiến đất phải rung chuyển, quỷ thần cũng phải kinh sợ.

 


Theo một truyền thuyết khác, trong vô số kiếp tại một cảnh giới khác có công chúa tên Yeshe Drawa, nhờ sở học và trí tuệ thông minh, công chúa có niềm tin kiên cố nơi Ba ngôi Tam Bảo, và nhờ sự quán chiếu về tính chất bất như ý của cuộc sống luân hồi nên công chúa phát nguyện giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ.

Do thiếu hiểu rằng tất cả chúng sinh đều giống như mình, mong muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ nên Công chúa đã trưởng dưỡng lòng từ bi hướng về tất cả các loài hữu tình. Nàng không thích lối sống xa hoa nơi cung vàng điện ngọc và phát nguyện dẫn dắt hàng chục ngàn chúng sinh trên bước đường giải thoát vào trước mỗi bữa ăn sáng thậm chí còn nhiều hơn nữa trước khi đi ngủ.

Vì nhân duyên này Nàng được xưng tụng là Arya (bậc tôn quý) Nàng có thể chứng ngộ trực tiếp bản chất của thực tại và danh xưng này biểu lộ các hạnh nguyện giải thoát của Nàng.

Các vị Trưởng lão tâm linh đã khuyên Nàng nên tu tập phát nguyện để tái sinh trong thân hình nam giới và đạt tới giác ngộ. Tuy vậy Nàng đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong hình tướng Nữ và liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ để giải thoát chúng sinh.

Vào thời đức Đại Nhật Như Lai có vị Công chúa tên gọi là Metok Zay (Mỹ Hoa) siêng năng tụng kinh, làm nhiều thiện hạnh phi thường vì lợi ích của chúng sinh, khi còn trẻ Nàng đã thực hiện nhiều sự cúng dường, hiến tặng lớn lao, thiện hạnh trì giới, bố thí, nhẫn nhục,từ bi cao quý vì chúng sinh. Khi đức Đại Nhật như lai hỏi nàng có tâm nguyện gì?

Nàng trả lời: “con sẽ lưu lại thế gian này đến khi mọi chúng sinh được giải thoát hoàn toàn”.

Đức Phật ngạc nhiên và vui mừng vì chưa hề có ai phát nguyện cao quý, vô ngã và dũng cảm như vậy.Đáp lại sự xả thân, hạnh nguyện và hoan hỷ với tâm bồ đề của Nàng, Đức Phật đã tự nhiên tuyên thuyết bản kinh tán tụng 21 Tara ca ngợi 21 phẩm tính của đức Tara.

Nhờ bản kinh này mà công chúa Mỹ Hoa được biết như hóa thân của Thánh Độ mẫu Tara xuất hiện từ 2 giọt nước mắt từ bi của đức Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm với lòng bi mẫn bao la, mặc dù không ngơi nghỉ để giúp đỡ chúng sinh nhưng ngài vẫn buồn rầu vô hạn khi thấy có nhiều chúng sinh tiếp tục rơi vào 3 cõi thấp như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và có rất ít chúng sinh đạt được tiến bộ trên đường giác ngộ.

Trong nỗi tuyệt vọng vô hạn ngài đã khóc trong đau đớn và cầu nguyện rằng: tốt hơn hết thân thể của ngài vỡ ra từng mảnh và chết đi vì ngài không thể hoàn thành tâm nguyện cứu vớt chúng sinh ra khỏi đau khổ.

Từ 2 gịot nước mắt đó xuất hiện 2 vị Độ Mẫu là Lục Độ Mẫu (Tara Xanh) và Bạch Độ Mẫu (Tara Trắng).

Đức Tara nói với Ngài Quán Thế Âm rằng:

 “Ôi bậc cao quý! xin đừng bỏ hạnh nguyện cao thượng vì lợi ích chúng sinh hữu tình, tôi đã được khích lệ, tùy hỷ bởi mọi hạnh động vô ngã của ngài, tôi thấu hiểu những gian khổ vĩ đại mà ngài đã trải qua.Nhưng có lẽ, nếu tôi mang hình dáng một nữ bồ tát với tên gọi Tara, xuất hiện như một cộng sự của ngài thì sẽ có thể trợ giúp cho những nỗ lực cao cả nhất của Ngài.”

Sau khi nghe hạnh nguyện của đức Độ mẫu, đức Quan âm lại tràn đầy dũng khí để tiếp tục những nỗ lực vì quần sinh và chính lúc đó 2 ngài được đức A di đà Phật ban gia trì cho những hứa nguyện của các ngài trên con đường Bồ Tát.

Lúc tuyệt vọng, thân hình đức Quán Thế Âm đã vỡ thành các mảnh, sau đó được đức A Di Đà gắn lại thành một thân hình mới có 11 đầu, ngàn tay và ngàn mắt, hình tướng này gọi là Quan Âm Thập Nhất Diện.

Bổn Tôn thân màu Trắng; tay Phải kiết Ấn Thí Vô Úy, tay Trái cầm Hoa, nhưng trên Hoa lại có Bình Trường Thọ, trong chứa đầy Nước Cam Lộ.

PHẬT MẪU BÁCH THU LÃNG NGUYỆT TARA

 


 Loter Yangchenma

Tiếng Anh: Moonlight White Tara

Tiếng Phạn/ Tây Tạng: Chandra Kanti Tara / Karmo a Dang Ge Drolma

Màu sắc: Trắng

Số tay: 12

Hiền hòa – Cuồng Nộ: Hiền hòa

Tây Tạng

CHAGTSHEL TONKEI DAWA KUNTU

GANGWA GYANI TSEGPEI SHELMA

KARMA TONGTHrAG TSHOGPA NAMKYI

RABTU CHEWEI ÖERAB BARMA

 

PHẬT MẪU AN THIỆN TĨNH TỊCH TARA


Tiếng Anh: Tara the Great Peaceful One Who Provides Virtues and Goodness

Tiếng Phạn/ Tây Tạng: Maha Shanti Tara / She Wa Chen Mo Am Gelek Ter Wi Drolma

Màu sắc: Trắng

Số tay:  06

Hiền hòa – Cuồng Nộ: Hiền hòa

Tây Tạng

CHAGTSHEL DÉMA GÉMA SHIMA

NGA NGEN DÉSHI CHÖEYUL NYIMA

SOHA OM DANG YANGDAG DENPÉ DIGPA CHENPO JOMPA NYIMA

 

PHẬT MẪU CỤ HẢI THÂM TƯỚNG TARA


Tiếng Anh: Victorious Tara Who Increases Realizations

Tiếng Phạn/ Tây Tạng: Sita Vijaya Tara / Rab Tu Gye Pi Drolma

Màu sắc: Trắng

Số tay:  04

Hiền hòa – Cuồng Nộ: Hiền hòa

Tây Tạng

CHAGTSHEL LHAYI TSHOYI NAMPEI

RIDAG TAGCHEN CHAGNA NAMMA

TARA NYIJÖE PHET KYI YIGE DUGNAM MALÜE PANI SELMA

 

PHẬT MẪU CHƯ THIÊN VÂN TẬP TARA


Tiếng Anh: Tara, Extinguisher of All Suffering

Tiếng Phạn/ Tây Tạng: Dukha Dahana Tara / Duk Ngal Sek Pi Drolma

Màu sắc: Trắng

Số tay: 02

Hiền hòa – Cuồng Nộ: Hiền hòa

Tây Tạng

CHAGTSHEL LHAYI TSHOGNAM GYELPO

LHADANG MI AM CHIYI TENMA

KUNNÉ GO CHAG GAWEI JI KYI TSÖEDANG MILAM NGENPA SELMA


PHẬT MẪU CỤ TAM BẢO TƯỚNG TARA


Tiếng Anh: Tara of the Perfection of Wisdom and Compassion

Tiếng Phạn/ Tây Tạng: Paripurana Tara / Yong Zog Jed Pi Drolma

Màu sắc: Trắng

Số tay:  02

Hiền hòa – Cuồng Nộ: Ít cuồng nộ

Tây Tạng

CHAGTSHEL DÉ NYI SUMNAM KÖEPÉ

SHIWEI THUDANG YANGDAG DENMA

DONDANG ROLANG NÖEJIN TSHOGNAM JOMPA TURÉ RABCHOG NYIMA


Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát