Ngũ Phương Phật – Ngũ Trí Như Lai – 5 Vị Ngũ Trí Phật Và Ý Nghĩa Tương Ứng

Ngũ phương Phật còn xưng là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Phật, Ngũ Thánh hoặc Ngũ Thiền Định Phật (pañca-dhyāni-bhuddhāh), trong Mật giáo Đức Đại Nhật Như Lai là chủ Tôn của Ngũ Phật, có Kim Cang Giới Ngũ Phật và Thai Tạng Giới Ngũ Phật.


 Kim Cang Giới Ngũ Phật có: Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana); A Súc Phật (Akshobhya); Bảo Sanh Phật (Ratnasambhava); A Di Đà Phật (Amitabha); Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi). Ngũ Phật này cư trụ ở Ngũ Giải Thoát Luân của Trung Ương Kim Cang Giới Mạn Trà La.

Thai Tạng Giới Ngũ Phật có: Đại Nhật Như Lai tọa vị Trung Ương, thân màu Hoàng Kim, kết Pháp Giới Định ấn; Bảo Tràng Như Lai tọa vị Đông phương, thân màu Đỏ Trắng, tay trái để bên hông, tay phải kết Xúc Địa ấn; Khai Phu Hoa Vương Như Lai, tọa vị Nam phương, thân màu Hoàng Kim, kết Ly Cấu Tam Muội ấn; Vô Lượng Thọ Như Lai tọa vị Tây phương, thân màu Hoàng Kim, kết Di Đà Định ấn, Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai tọa vị Bắc phương, thân màu Đỏ Vàng, hiện tướng ngồi nhập định.

Kim Cang Giới Mạn Trà La là Quả biểu thị cho Trí; Thai Tạng Giới Mạn Trà La là Nhân biểu thị cho Lý. Vì vậy chủng tử tự và sắc tướng của Ngũ Phật không giống nhau, nhưng đồng nhất Thể. Đại Nhật Như Lai và A Di Đà Như Lai trong lưỡng giới (Kim Cang Giới và Thai Tạng Giới) thì danh xưng giống nhau, còn 3 Đức Phật Bảo Tràng, Khai Phu Hoa Vương, Thiên Cổ Lôi Âm tương ưng với 3 Đức Phật A Súc, Bảo Sanh, Bất Không Thành Tựu của Kim Cang Giới. Ngoài sự khác nhau của lưỡng giới, giữa Tạng mật (Tây mật) và Đông mật cũng có chỗ không tương đồng nhau.

Ngũ Trí Như Lai – Ngũ Phương Như Lai

Theo quan kiến Phật giáo, những si mê, phiền não thông thường của con người được chia thành năm loại hay còn gọi là Ngũ độc, bao gồm vô minh, sân giận, kiêu ngạo, tham ái và đố kỵ.

Đạo Phật cho rằng chúng là toàn bộ những yếu tố khiến chúng ta mê đắm trong khổ đau luân hồi và chưa thể đạt được giác ngộ. Song ngược lại, giáo pháp Đức Phật cũng khẳng định với niềm tin xác đáng rằng tâm con người có khả năng chuyển biến những xúc tình và biểu hiện tiêu cực thành những đức tính và phẩm hạnh tích cực.

Năm bộ Phật hay năm bộ giác ngộ chỉ cho năm khía cạnh của thực tại khi đã tịnh hóa các xúc tình tiêu cực kể trên. Trong mối tương quan chuyển hóa từ thân tâm của chúng sinh thành thân tâm Phật, Năm bộ Phật hay Năm bộ giác ngộ là những thực tại hoàn thiện đã tịnh hóa hoàn toàn của năm uẩn, năm đại, sáu căn, sáu thức và sáu trần.

  • Sắc uẩn: là hình sắc thể chất hay chính là thân thô lậu, tức là thân máu, thịt, xương, da, ngũ quan và khí huyết.
  • Thức uẩn: là trạng thái tâm nhận thức và phân biệt đối với cảnh.
  • Thụ uẩn: là các cảm thụ vui, buồn và không vui cũng không buồn.
  • Tưởng uẩn: là sự tưởng tượng, tư duy về hình dáng sự vật sau sự tiếp xúc của căn đối với trần.
  • Hành uẩn: dòng chảy tương tục sinh diệt vi tế trong tâm.

Ngũ Phương Như Lai chính là từ Ngũ Trí ứng hiện thành:

  • 1.Đại Viên Cảnh Trí
  • 2.Bình Đẳng Tánh Trí
  • 3.Diệu Quán Sát Trí
  • 4.Thành Sở Tác Trí
  • 5.Pháp Giới Thể Tánh Trí

 

Đông Phương Thế Giới A Súc Như Lai

Đông Phương Thế Giới A Súc Như Lai: thân phóng quang minh màu Xanh (Hành Mộc), kết ấn Xúc Địa với hoằng nguyện ngăn chặn và diệt trừ các ác ma giữ cho thế giới hòa bình và an ổn. Đức Phật A Súc Như Lai bổn tôn [Đại Viên Cảnh Trí].


 

Hàm ý tâm trí chúng sanh gốc vốn thanh tịnh trong sáng như gương, nhưng do nghiệp chướng vô minh làm cho lu mờ đen tối. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh trí huệ viên minh của chính mình.

Nam Mô Đông Phương Thế Giới A Súc Phât. Đông Phương thế giới A Súc Phật Kỳ thân Thanh sắc phóng quang minh Thủ ấn chấp trì Kim Cang xử Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.

 

Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Như Lai

Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Như Lai: thân phóng quang minh màu Đỏ (Hành Hỏa), kết ấn Đại Nguyện với Đại nguyện tất cả những gì chúng sanh cần Ngài đều bố thí cho cả, bình đẳng như nhau, thế giới của Ngài toàn là báu vật.

Đức Phật Bảo Sanh Như Lai bổn tôn [Bình Đẳng Tánh Trí] hàm ý chúng sanh do tham sân si cố chấp, phiền não dẫy đầy, có biết đâu tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, đều được hình thành từ Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức; Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh Trí Huệ Bình Đẳng của mình.

 Nam Mô Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Phật. 

 Nam Phương thế giới Bảo Sanh Phật  

Kỳ thân Xích sắc phóng quang minh  

Thủ ấn chấp trì Ma Ni Bảo  

Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.

 

Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Như Lai

Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Như Lai: thân phóng quang minh màu Đỏ (Hành Hỏa), kết ấn Đại Nguyện với Đại nguyện tất cả những gì chúng sanh cần Ngài đều bố thí cho cả, bình đẳng như nhau, thế giới của Ngài toàn là báu vật.


 

Đức Phật Bảo Sanh Như Lai bổn tôn [Bình Đẳng Tánh Trí] hàm ý chúng sanh do tham sân si cố chấp, phiền não dẫy đầy, có biết đâu tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, đều được hình thành từ Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức; Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh Trí Huệ Bình Đẳng của mình.

Nam Mô Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Phật  

Nam Phương thế giới Bảo Sanh Phật  

Kỳ thân Xích sắc phóng quang minh  

Thủ ấn chấp trì Ma Ni Bảo  

Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.

 

Tây Phương Thế Giới A Di Đà Như Lai

Tây Phương Thế Giới A Di Đà Như Lai: thân phóng quang minh màu Trắng (Hành Kim), kết ấn Đại Định với bổn nguyện tiếp dẫn phổ độ chúng sanh vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới.


 

Đức Phật A Di Đà Như Lai bổn tôn [Diệu Quang Sát Trí] hàm ý tiếp dẫn chúng sanh giác ngộ, nhận được cảnh giới hư không, từ Hư không đạt đến Diệu hữu, nhìn nhận thế giới mới lập thành không có điều sai khác, sự thanh tịnh của chúng sanh không sai khác với Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, trí huệ đạt đến cảnh giới này thì có thể nhập Tỳ Lô Pháp Giới.

Nam Mô Tây Phương Thế Giới Di Đà Phật Tây Phương thế giới Di Đà Phật Kỳ thân Bạch sắc phóng quang minh Thủ ấn chấp trì Diệu Liên Hoa Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.

 

Bắc Phương Thế Giới Thành Tựu Như Lai

 Bắc Phương Thế Giới Thành Tựu Như Lai: thân phóng quang minh màu Đen (Hành Thủy), kết ấn Thí Vô Úy. Với nguyện lực làm đạo sư cho hết thảy chúng sanh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trường hợp nào, Ngài đều tạo phương tiện để chúng sanh thoát các nổi sợ hải và thành tựu những nguyện vọng lìa khổ đau của muôn loài.


 

Đức Phật Thành Tựu Như Lai bổn tôn [Thành Sở Tác Trí] hàm ý chúng ta nên tự mình phát tâm tu tập làm cho trí huệ Phật tánh của chúng ta phát sáng như ánh sáng của mặt trời, đem ánh sáng và hơi ấm đến cho mọi loài chúng sanh, khai mở thế giới phóng vô lượng quang minh biến thành cảnh giới Tịnh Độ ở thế gian, mọi sự vật đều theo nguyện lực mà thành tựu, Ngũ uẩn chuyển thành Ngũ trí, lấy sự Bố thí làm nhiệm vụ phóng quang, đạt được như vậy thì tự thân [Thành Sở Tác Trí].

 Nam Mô Bắc Phương Thế Giới Thành Tựu Phật Bắc Phương thế giới Thành Tựu Phật Kỳ thân Hắc sắc phóng quang minh Thủ ấn chấp trì Luân Tương Giao Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.

 

Trung Ương Thế Giới Tỳ Lô Giá Na Phật

Trung Ương Thế Giới Tỳ Lô Giá Na Phật còn tôn xưng Đại Nhật Như Lai: thân phóng quang minh màu Vàng (Hành Thổ), kết ấn Trí Quyền. Bốn vị Phật: Đông, Tây, Nam, Bắc, thể hiện tính cách của Đại Nhật Như Lai, tuy là bốn nhưng chỉ là một, một nhưng lại là bốn.


 

Đức Đại Nhật Như Lai bổn tánh hoàn toàn thanh tịnh, vĩnh viễn bất biến, bất sanh bất diệt, cụ túc viên mãn. Đức Phật Tỳ Lô bổn tôn [Pháp Giới Thể Tánh Trí] hàm ý tổng hợp Tứ Trí thành Ngũ Trí, cho đến thống nhiếp vũ trụ vạn sự vạn vật thành Pháp thân, lấy tư duy phát khởi Tịnh niệm, Chánh kiến, giác ngộ sự thống nhất của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, từ đây làm cơ sở để thành tựu [Pháp Giới Thể Tánh Trí], biến nhập thế giới Tỳ Lô.

Nam Mô Trung Ương Thế Giới Tỳ Lô Phật Trung ương thế giới Tỳ Lô Phật Kỳ thân Huỳnh sắc phóng quang minh Thủ ấn chấp trì Thiên Bức Luân Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ. 

Sau khi kết giới, thế giới của Ngũ Trí Như Lai được thành lập, phóng đại quang minh, cụ túc thần lực, thí Vô Úy Pháp, tiếp dẫn lục đạo chúng sanh nhập đại đạo tràng diệt trừ phiền não, đốn phá Vô Minh, sám hối tội căn, quy y Tam Bảo, thừa Phật thần lực trực vãng Tây Phương, nhập Phật Pháp giới, thọ đại an lạc.

Sự Chuyển Hóa Năm Đại Thành 5 Phật Mẫu

Thực hành chân ngôn bí mật chú trọng đến sự hợp nhất trí tuệ và phương tiện thiện xảo. Phương tiện được biểu trưng bằng năm Đức Phật Phụ tính và trí tuệ được biểu trưng là năm Đức Phật Mẫu tính.

Tại mức độ thanh tịnh hoàn toàn, như chúng ta đã biết, năm chủ của năm bộ Phật là thể hiện bản chất thanh tịnh của xúc tình phiền não. Tương tự như vậy, năm trí tuệ được thể hiện là năm đại thanh tịnh.

Nói chung, nền tảng cho sự xuất hiện thế gian hiển diện đối với chúng sinh là năm đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong và Không đại. Tất cả các đối tượng bên ngoài xuất hiện là do những yếu tố cấu thành của năm đại. Xét về chức năng, năm đại nêu biểu cho điều gì?

Đức Bất Động Phật – Phật Mẫu Mamaki

Chủ của bộ Phật thứ nhất là Đức Bất Động Phật, sự hiện thân của tâm sân giận đã hoàn toàn được tịnh hóa. Minh phi Trí tuệ của Ngài là Phật Mẫu Mamaki, thể hiện sự thanh tịnh của yếu tố Thủy đại.

Trong sự hiện thân tiêu cực, sân giận có thể gây ra phá hủy và hãm hại. Tuy nhiên, sân giận cũng có những tiềm năng tích cực tạo ra kết quả tích cực. Tương tự như vậy, Thủy đại có hai khía cạnh. Nếu Thủy đại xuất hiện trong chúng ta một cách nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tổn hại và phá hủy. Ngược lại, nước là chất lỏng và có khả năng gắn kết.

Thậm chí những phân tử nhỏ nhất nếu thiếu yếu tố nước cũng sẽ bị khô cằn giống như các hạt bụi. Theo cách này Đức Phật mẫu Mamaki là thể hiện khía cạnh thanh tịnh hoàn hảo.

Đức Phật Bảo Sinh – Phật Nhãn Phật Mẫu

Đức Phật Bảo Sinh là sự thể hiện khía cạnh tịnh hóa của niềm kiêu hãnh. Minh phi Trí tuệ của Ngài là Phật Mẫu Buddha Locana Phật Nhãn Phật mẫu, là sự thanh tịnh hoàn hảo của Địa đại.

Nói chung, Địa đại có tính chất rắn, chắc và bất động. Địa đại là mảnh đất lành tạo tiềm năng phát triển và nơi an trú cho vạn vật. Ở mặt trái, Địa đại có khả năng tàn phá mạnh mẽ.

Khía cạnh tiêu cực của kiêu mạn là khi phiền não hoành hành, nó sẽ nhậm vận tự nhiên tạo nên nguyên nhân căn bản dẫn đến hành động tổn hại.

Khía cạnh tích cực của kiêu mạn là phẩm chất can đảm và quyết tâm, trở thành cội nguồn của tính ổn định giống như phẩm chất của đất. Vì bản chất của đất là ổn định cho nên yếu tố thanh tịnh của Địa đại được thể hiện dưới sắc thân Phật Nhãn Phật mẫu.

Đức Phật A Di Đà – Phật Mẫu Pandaravasini

Mọi ái kết tham muốn được tịnh hóa thanh tịnh hiển lộ là sắc thân Đức Phật A Di Đà. Minh phi Trí tuệ của Ngài, Đức Phật Mẫu Pandaravasini, là sự thanh tịnh của yếu tố Hỏa đại. Lửa có tính chất nóng, đốt cháy và có thể gây ra nhiều hậu quả tổn hại to lớn.

Sự bám chấp tạo ra nhiều lớp đau khổ luân hồi. Tuy nhiên, khía cạnh tích cực của Hỏa đại chính là hơi nóng có sức mạnh làm cho chín muồi, sự bám chấp tạo ra năng lực kiểm soát. Vì vậy, Phật mẫu Varavasini là sự hiện thân thanh tịnh của yếu tố Hỏa đại.

Đức Phật Bất Không Thành Tựu – Trinh Tín Độ Phật Mẫu

Sự hiện thân của trí tuệ thứ tư là Samaya Tara Trinh Tín Độ Phật mẫu, yếu tố thanh tịnh của Phong đại. Ngài là Minh phi Trí tuệ của Đức Phật Bất Không Thành Tựu, hiện thân của sự ghen tỵ được tịnh hóa hoàn toàn.

Ghen tỵ là xúc tình tiêu cực cần phải loại bỏ nhưng cũng là khía cạnh tích cực đem lại sự can đảm và quyết tâm thành tựu tất cả các công hạnh. Làm thế nào để Phong đại thực sự có hiệu quả? Những trận cuồng phong có thể phá hủy và phá tan mọi thứ.

Tuy nhiên, trong sự hiện thân tích cực, gió tạo ra sự phát triển và bao trùm tất cả các hoạt động. Những làn gió nhẹ chuyển động làm cơ sở cho sự vận hành của vạn vật, ví dụ như, cây và hoa có thể phát tán hạt giống, sinh sôi nảy nở nhờ vào yếu tố gió.

Bất kỳ hành động nào chúng ta mong muốn thực hiện đều phụ thuộc vào sự kích hoạt của yếu tố gió bởi vì nó cung cấp khả năng vận hành.

Vì vậy, khí là tinh túy của công hạnh giác ngộ để viên mãn mọi công hạnh, sự hiện thân trí tuệ mẫu tính của Đức Phật Bất Không Thành Tựu đã viên mãn mọi công hạnh là Phật Mẫu Samaya Tara, sự thanh tịnh của yếu tố Phong đại.

Đức Phật Đại Nhật Như Lai – Phật Mẫu Dhatvishvari

Bậc chủ của bộ Phật thứ năm là Đức Phật Đại Nhật Như lai, hiện thân của Pháp giới thể tính trí, tịnh hóa hoàn toàn được vô minh ảo tưởng. Bậc Minh phi Trí tuệ của Ngài, Phật Mẫu Dhatvishvari, nêu biểu yếu tố Không đại được thanh tịnh hoàn toàn.

Toàn bộ các cõi được thiết lập trong không gian vì không gian có bản chất tính không. Tuy nhiên dựa trên nền tảng tính không, vạn pháp hiển lộ, tăng trưởng, phát triển và trải rộng. Bạn có thể di chuyển tới bất cứ đâu bạn muốn bởi vẫn có không gian để di chuyển. Cây cối, mùa màng và tất cả loại thực vật có thể mọc trong không gian.

Tất cả các công hạnh và sự vận hành của pháp giới đều có thể thực hiện vì có khoảng không gian vô ngại. Nếu không có không gian, tất cả vạn pháp trở nên lộn xộn, chồng chéo lẫn nhau và không có chỗ để di chuyển hay để thở. Một khi tịnh hóa tất cả phiền não, vô minh hay những tinh thần ám độn thì chúng ta chứng ngộ ý nghĩa của tính không.

Từ quan điểm tuyệt đối này, có thể nói không có tính không thì không thể làm được điều gì. Tính không cho phép mọi thứ diễn ra. Đó là khía cạnh thanh tịnh trong sắc tướng Phật Mẫu Dhatvishvari.

Kết Luận

Năm đại này cấu thành thế giới bên ngoài và thế giới bên trong. Khi các đại cân bằng, mọi thứ diễn ra một cách trôi chảy và không phiền nhiễu.

Ngược lại, nó sẽ là nguyên nhân sản sinh ra những vấn đề tiêu cực. Khi những năng lượng các đại cấu thành thân vật chất chảy một cách đều đặn và cân bằng, thân sẽ ổn định và khỏe mạnh không có ốm đau. Tuy nhiên khi mất cân bằng, chúng sẽ gây phiền nhiễu và năng lực suy giảm, thân trở nên bệnh tật.

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát