Đức Đại Nhật Như lai – Tỳ Lô Giá Na Phật– 1 trong 5 Vị Ngũ Trí Như Lai

 


Đại Nhật Như Lai (Vairocana, Mahavairocana, Tỳ Lư Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là pháp thân của Phật Thích Ca.

Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.

Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật.


 Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết.

Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là “biến chiếu”. Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích:

 "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày."

Tựa như Mặt Trời của dân gian vạn vật, không hề có sự phân biệt giàu nghèo hay sang hèn. Bất kể hiền ngu, tốt xấu hay bất kỳ vạn vật trên mặt đất đều nhận được sự phổ chiếu bình đẳng. Ngài chính là Bản Tôn, đồng thời ngài cũng là Phật căn bản tối thượng và được Mật Giáo hết sức cung phụng.

Hình Tướng Đức Đại Nhật Như Lai

Tựa theo Phật Giáo Tạng truyền thì ngài thường xuất hiện với một hình thái nhất định. Đó chính là sắc thân màu trắng, 4 mặt và 2 tay, 2 bàn tay được kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân.

Ngoài ra ngài luôn có thần thái khoan thai, quan sát bao quát nhất tứ phương. Người luôn khác trên mình vải choàng bằng vai lụa, hội tụ đầy đủ sự trang nghiêm và ngồi xếp bằng phía trên tòa hoa sen.

Đại Phật Như Lai được biết đến là bản tôn cơ bản nhất của Mật Tông. Được tính trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp. Bảo gồm: Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng.

 


Đối với giới Kim Cương thì Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na, cùng với 4 vị Phập khác là: Phật A Súc, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà, Phật Bất Không Thành Tựu. Tất cả những vị Phật này coi Đại Nhật Như Lai Bồ Tát là trung tâm, thể hiện cho thể tính trí – đại viện kính trí – bình đẳng trí – diệu quán sát trí – thành sở tác trí.

Trong Ngũ Phật giới Thai Tạng, Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vẫn nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh cũng có bốn vị Phật khác với tên là Đức Phật Khai Phu Hoa Vương Như Lai – Đức Phật Bảo Tràng Như Lai – Đức Phật Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai – Đức Phật Vô Lượng Quang Như Lai.

Phật Giáo nói rằng Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vừa giữ chức vụ cao vừa cao chiếu ánh sáng của mình cho mọi chúng sinh ở tất cả mọi nơi, mở ra con đường thiện cho mọi loài. Từ đó ngài còn được gọi với tên là Đại Nhật mang ý nghĩ như sau:

Diệt trừ bóng tối nơi u ám và chiếu nguồn ánh sáng tới – thành tựu đạt được trong công việc – ánh sáng của ngài không hề biến mất mà luôn tồn tại mãi.

Trí tuệ và công đức của Như Lai Đại Nhật

Theo lời Mật Tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai không chỉ đơn giản là bản tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Lý do bởi trí tuệ quang minh của Ngài được chiếu đến mọi nơi.

Ngoài ra còn có thể làm cho Pháp giới vô biên được phổ chiếu quang mình, nhờ đó mở ra Phật tính, mở ra thiện căn cụ thể trong lòng chúng sinh. Đây chính là thành công trong sự nghiệp thế gian hay xuất thế gian nên có tên gọi là Đại Nhật.

 


Trong tên gọi đã bao gồm ba hàm ý nghĩa, Đại Nhật kinh sơ từng có ghi chép lại. Nội dung chính là:

Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sang; Thành tựu các công việc; Ánh sáng không bao giờ mất đi. Bởi có ba mặt hàm ý nghĩa này cho nên mặt trời trên thế gian chính là thứ không gì có thể sánh được.

Ngoài ra chỉ chọn sử dụng những hình tượng nhỏ tương đương như mặt trời để tiến hành ví von, vì vậy gọi Ngài là Đại Nhật – Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (Mahavairocana).

Phật Bản Mệnh Đại Nhật Như Lai mang ngụ ý nói rằng ngài tựa như là mặt trời trên thế gian đã được loại bỏ u ám. Ngài là nguồn sáng chiếu rọi khắp nơi bất kể ngày hay đêm. Đồng thời ánh sáng trí tuệ của Ngài còn chiếu rọi sáng rực khắp pháp giới. Giúp chúng sinh mở mang thiện căn một cách bình đẳng, là thành tựu của sự nghiệp vĩ đại.

 


 Ý Nghĩa Tượng Như Lai Đại Nhật

Đại Nhật Như Lai có 4 mặt đều là màu trắng, mang ý nghĩa không bị ám nhiễm bụi trần. Bốn mặt có ý nghĩa Phật luôn hướng về 4 phương để diễn giải Phật Pháp.

Hai tay tạo kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân ngay giữa rốn. Điều này có ý nghĩa việc diễn thuyết Phật Pháp không bao giờ ngừng nghỉ

Như Lai Đạt Nhật không phải chỉ là Mật Tông. Mà đồng thời ngài còn chính là mấu chốt giáo lý chúng sanh của Mật Tông. Đây chính là vị thần tượng trưng cho ánh sáng và cả trí tuệ.

Trí tuệ của Ngài luôn soi rọi khắp mọi nơi giúp cho thiện căn chúng sinh mở ra Phật tính. Vì vậy mà ngài mang trong mình cái tên Đại Nhật. Với ý nghĩa diệt trừ đi sự u tối và khai sáng cho chúng sinh.

Phật Bản Mệnh Tuổi Mùi, Thân

Đức Như Lai Đại Nhật Bồ Tát chính là Phật bản mệnh cho tuổi Mùi và tuổi Thân. Ngài chính là đại diện cho trí tuệ của Phật giáo tối cao giúp hóa giải hết tai ương.

Ngoài ra còn hỗ trợ giải vây cho người tuổi Mùi và tuổi Thân tránh khỏi những kiếp nạn. Những ai nhận được sự phù hộ của Ngài cũng sẽ nhờ đó mà được mở mang trí tuệ. Làm việc gì cũng có quý nhân phù trợ, thành công trong tất cả sự nghiệp.

Những người sinh vào năm Mùi, Thân sẽ nhận được sự phù hộ và độ trì của Phật Như Lai Đại Nhật. Ngài sẽ đem lại cho bạn sức mạnh tri thức và ánh sáng. Nhờ đó giúp bạn vượt qua được mọi sự thống khổ và bi ai trong cuộc sống dân gian.

Sau đó nắm bắt được nét tinh hoa của bạn vật, tiếp thêm dũng khí, dũng cảm bước lên để đến với chân trời ánh sáng. Cũng nhờ được quý nhân phù hộ nên sự nghiệp thăng tiến, dễ làm nên nghiệp lớn.

Thần Chú Tỳ Lô Giá Na Phật

 “Nếu các chúng sanh tạo đủ thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, tội số như vi trần, đầy khắp thế giới. Khi thân hoại mạng chung bị đọa vào ác đạo. Dùng Chơn ngôn này gia trì vào trong đất cát thật sạch cho đủ 108 biến rồi tán sa rải trên thi hài của vong nhơn hoặc trên mồ mả họ. Vong nhơn kia nếu ở địa ngục, ngạ quỷ, tu la, súc sanh … Nhờ oai lực gia trì của Chơn ngôn, nhờ sức thần thông của chú lực, lúc bấy giờ liền được ánh hào quang của chư Phật rọi vào thân, trừ được các quả báo, xả thân khổ sở, vãng sanh về nước Cực Lạc Tây phương Liên hoa hóa sanh, thẳng đến thành Phật không còn bị đọa lạc“.

Thần Chú Đại Nhật Như Lai bản dài

Om Namo Bhagavate Sarva Durgate Parishudhane Rajaya Tathagataya Arahatay Samya Sambuddhaya Tadyatha Om Shodhane Shodhane Sarva Papam Vishodhane Shudhe Vishudhe Sarva Karma Avarana Vishodhanaya Savaha.

 Thần chú ánh sáng – Mantra of light – Chú Vãng Sanh:

Oṃ Amogha Vairocana Mahāmudrā Maṇipadma Jvāla Pravarttaya Hūṃ

ओं अमोघ वैरोचन महामुद्रा मणि पद्म ज्वाल प्रवर्त्तय हूं

Án A Mộ Già Vĩ Lô Tả Nẵng Ma Hạ Mẫu Nại Ra. Mạ Nỉ Bát Nạp Mạ Nhập Phạ Ra Bát Ra Mạt Đa Dã Hồng.

Công năng của mền Tỳ Lô Giá Na Quán Đảnh:

(Thần chú này được viết trong Mền Quang Minh dùng để đắp trên thân người chết)

  • Siêu sanh về cõi Phật : mền Quang minh này dùng để trùm, đắp thi hài. Do oai quang và thần lực của chơn ngôn, người chết được vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Nếu người bất đắc kỳ tử được đắp mền Quang minh này, vong linh cũng được siêu sanh về Cực Lạc.
  • Trị được các thần trùng (trùng tang liên táng) : Đắp mền Tỳ-lô cho người bị chết trùng, vong linh được sinh về cõi Phật, gia đình người quá cố hưởng được sự an lành.
  • Có khả năng : giúp các hương linh, súc sanh, ngã quỷ, chúng sanh trong địa ngục được thoát kiếp và được tái sanh trong các cảnh giới lành.

Khi trì tụng thì hành giả phải phát tâm từ bi nhất tâm cầu nguyện cho các chúng sanh đó được thoát khỏi kiếp khổ để được tái sanh trong các cảnh giới lành.

Hành giả phải tụng chú ít nhất là 7 lần vào trong thức ăn, nước uống để cúng thí cho các loài súc sanh và ngã quỷ.

Phương Pháp Tán Sa :

Lấy cát giữa lòng sông đem về phơi khô, trộn vào ít châu sa, thần sa, để trong bát nước sạch.

Tay trái kiết ấn Bảo Thủ bưng bát trước ngực, còn tay mặt kiết ấn Cát Tường trước ngực, mắt ngó vào bát, miệng tụng 108 biến Thần chú Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đảnh Quang Chơn Ngôn, gia trì ba đêm liên tục rồi đem cát ấy rải lên mồ mả hay thi hài của người đã mất thì các chư linh này liền được siêu sanh.

Hoặc viết Thần chú này trên vải, giấy vàng rồi đắp lên thi hài người đã mất, chư linh sẽ nhờ chú lực được siêu sanh cõi Phật.

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát