Đức Phật Bảo Sinh Như Lai – 1 Trong 5 Vị Ngũ Trí Như Lai

 

 Bảo Sinh Như Lai – Ratnasambhava Buddha

Bảo Sanh Như Lai, tiếng Sanskrit: रत्नसम्भव, tên gọi quốc tế là Ratnasambhava. Ratnasambhava có nghĩa là “đản sinh từ bảo báu”, “ratna” trong tiếng Phạn có nghĩa là Bảo báu.

Người ta tin rằng đức Phật Bảo Sinh chuyển hóa tính kiêu mạn của con người thành Bình đẳng tánh trí. Loại trí tuệ này đưa ra những đặc điểm chung về sự trải nghiệm cảm xúc của con người và giúp chúng ta thấu hiểu được nhân loại dưới hình tướng cả nam và nữ.

Nó giúp chúng ta hiểu được dù bản thân là một cá thể nhưng về bản chất, chúng ta vốn luôn hợp nhất chặt chẽ, không tách rời với phần còn lại của nhân loại.

Trong cảnh giới giác ngộ này, không một chúng sinh nào hơn hay kém chúng sinh khác, không có khoảng trống cho bản ngã trỗi dậy.

 


Hình Tướng Đức Bảo Sanh Như Lai

Đức Phật Bảo Sinh có khế ấn Verada. Khế ấn này biểu trưng cho sự bố thí và ban phát ân huệ. Trên thực tế, biểu tượng riêng của Ngài là viên ngọc Như Ý, liên quan đến sự thịnh vượng. Và đôi khi đức Phật Bảo Sinh được miêu tả là đức Phật Bố thí.

Ngài không bao giờ phân biệt mà luôn bố thí cho tất cả (Bình đẳng tánh trí). Đối với Ngài, tất cả các chúng sinh đều quý giá như nhau. Bất kể địa vị xã hội, chủng tộc, giới tính hay điều kiện sống, tất cả chúng ta đều được tạo ra từ đất.

Ân đức của đức Phật Bảo Sinh rọi chiếu tất cả, từ cung điện nguy nga tráng lệ cho đến những vật nhơ bẩn nhất như đống phân.

Thiền định về trí tuệ của Ngài giúp cho chúng ta trưởng dưỡng được sự đoàn kết, hợp nhất cho tất cả đồng loại, và còn hơn thế nữa, cho tất cả vô tình và hữu tình chúng sinh.

Trí tuệ Bình đẳng tánh trí ban tặng chúng ta sự rõ ràng của Tâm để quán chiếu tâm trong một khái niệm đúng đắn, theo đó tám sự trải nghiệm cảm xúc được sắp xếp thành bốn cặp: được mất, vinh nhục, khen chê, khổ vui.

Những trải nghiệm này luôn đi thành từng cặp. Nếu chúng ta theo đuổi một thứ thì nó sẽ mở con đường dẫn tới thứ còn lại. Ví dụ ta đi tìm khoái lạc thì chắc chắn một lúc nào đó, ta sẽ bị đau khổ.

Đây là sự diễn đạt về mặt tâm linh của định luật động lực học thứ ba của Newton: “Mọi hành động trong vũ trụ đều có lực đối ứng với nhau, có sức mạnh tương đương”.

 


Màu của đức Phật Bảo Sinh Như Lai là màu vàng. Đây là màu của đất. Đất cũng cực kỳ rộng lượng và hào phóng, luôn sẵn lòng chia sẻ sự thịnh vượng của nó.

Ngoài ra, đất cũng bố thí mà không mong chờ đáp trả. Nó bố thí và cũng được nhận nhiều như thế. Do vậy, trái đất là cán cân vĩ đại. Giống như Trái đất, ánh sáng chói lọi của đức Phật Bảo Sinh phá tan tất cả các giới hạn về ta và người.

Do đó, chúng ta có thể chia sẻ với người khác – mà không có bất kỳ cảm giác liên quan đến việc cho, bởi vì cho là có bản ngã để cho và có người khác để nhận. Đức Phật Bảo Sinh nâng đỡ chúng ta vượt qua chấp thủ nhị nguyên ấy.

Linh thú của Đức Phật Bảo Sinh là gì?

Linh thú liên quan tới đức Phật Bảo Sinh là một con tuấn mã với sinh lực tràn đầy, chở tất cả những chúng sinh khổ đau. Nó cũng được xem như biểu trưng cho cuộc hành trình tâm linh mà đức Phật đã bắt đầu từ lúc Ngài rời hoàng cung đi tìm sự giác ngộ tọa trên lưng một con tuấn mã trung thành.

Trong nghệ thuật Mật giáo, con tuấn mã này thường được mô tả chở trên lưng đầy châu báu. Đây cũng là một cơ sở nữa cho thấy mối liên hệ của nó với đức Phật Bảo Sinh.

Đức Phật Bảo Sinh trụ ở phương Nam. Mặt trời tọa ở phương Nam vào giữa trưa. Những tia nắng của mặt trời lúc này có màu vàng sáng, màu sắc của chính đức Phật Bảo Sinh.

Đức Phật Bảo Sinh trụ ở phương Nam. Mặt trời tọa ở phương Nam vào giữa trưa. Những tia nắng của mặt trời lúc này có màu vàng sáng, màu sắc của chính đức Phật Bảo Sinh.

 Công Năng Đức Phật Bảo Sinh

Bảo Sanh Như Lai, thuộc về cảm thọ đối với ngũ uẩn: Đối với một nhân sinh bình thường như chúng ta, cảm thọ bị tiêm nhiễm bởi những phiền não sâu đậm như: Chấp thủ, tham lam, sân hận, hờn ghen, sợ hãi, v.v… nên cảm thọ được luân chuyển qua ba trạng thái: Trung tính, khó chịu và dễ chịu trong một cường độ thái quá, hoặc không đủ, mất thăng bằng.

 Ví dụ như, khi ở trạng thái trung tính, thì cảm thọ lại dong ruổi, bám víu vào những hiện tướng và hiện tưởng sanh diệt không dừng trong mỗi sát-na. Khi nằm ở trạng thái khó chịu thì ôi thôi, cảm thọ trở nên bấn loạn không cùng, đôi lúc như bầu trời xám xịt những mây đen.

Còn ở trạng thái dễ chịu thì cảm thọ cũng lại bám víu chặc cứng vào đối tượng dễ chịu ấy, không buông thả, cho đến lúc nôn nao kích động không chịu nổi được tràn dâng.

Tuy nhiên, nếu năng lượng của Bảo Sanh Như Lai, được hiển hiện và ngự trị trong dòng tâm liên tục của ta, uẩn Cảm Thọ sẽ tự nhiên, biến thành một trạng thái bình đẳng và đại lạc.

Niềm đại lạc này sẽ được phối hợp với sự nhận diện cao tột của thực tướng vạn pháp –Tánh không. Sau cùng, trở thành cửa ngõ đích thực đi vào đạo lộ vô học, hay còn gọi là vô sư trí.

Nếu cảm thọ đại lạc được hiển hiện mà không có năng lực của tánh không, tức thì, đại lạc sẽ biến thành kích động trong dòng tâm.

Bốn Cam Kết của nhà Bảo Sanh như Lai nên được thực hành như thế nầy: Tương tự như một Độ trong Lục Độ Bồ Tát, từ nay cho đến ngày giác ngộ luôn được thực tập bốn điều sau:

  • Bố thí tài vật
  • Bố thí Pháp
  • Bố thí Lòng thương yêu vô điều kiện
  • Bố thí sự an lạc, không sợ hãi.

1. Bố Thí Tài Vật:

Tác dụng của hành động Bố thí tài vật, sẽ làm cho công hạnh từ bỏ sự chấp thủ về những hiện tướng hư ảo và hiện tượng nhầm lẫn; mà sáu căn có thể cảm nhận được. Càng chấp thủ vào những hiện tướng và hiện tưởng càng nhiều, thì sự nhận diện chân thật tướng của vạn hữu sẽ càng bị hỏng, vì tiềm năng của hiện tưởng sai lạc che mờ tánh trí.

Lúc thực hành tài thí, ta cần vận dụng khả năng hiểu biết về đối tượng ta bố thí. Những đối tượng vì số đông người, ví dụ như Bệnh viện, Tự viện của các tu sĩ, những Hội từ thiện đại diện cho các nạn nhân đói khổ, cho một ít đồ ăn thừa cho một súc sanh, cứu giúp ngay những loài côn trùng đang trong cơn nguy hiểm, v.v…

Khi bố thí là bố thí, không nên có những hậu ý gì khác, cho người nghèo khổ một món quà buộc họ phải làm một điều gì theo ý tưởng của mình, là điều không nên làm.

2. Bố Thí Pháp:

Không có hạnh phúc và phước đức nào được tiềm tàng mãnh liệt ở dòng tâm hơn là bố thí Pháp. Trong lúc bố thí Pháp, dòng ý tâm ta cũng được thấm nhuần sâu hơn về thần dược của Pháp.

Nó có khả năng tháo gỡ sự khổ đau của chính ta và mỗi một ai có cơ hội gặp được chánh Pháp.Trong thân và tâm thức thô phù này lại dung chứa một dòng chảy liên tục của thân và tâm vi tế của Phật một khi được khơi động bởi Pháp Phật.

Cố nhiên, người cho và người nhận đều luôn được lợi lạc. Tùy theo hoàn cảnh và trường hợp, ta không cố bám víu và câu nệ vào hình thức để cho người nhận Pháp biết ta là người đang bố thí Pháp Phật. Chủ đích là làm cho sự an định, hạnh phúc của người được bố thí hiển hiện.

3. Bố Thí Lòng Yêu Thương Vô Điều Kiện:

Lòng yêu thương vô điều kiện được hiểu là tình yêu trang trọng. Một sanh linh bình thường luôn cần sự yêu thương chân thật, vô điều kiện. Vì tình yêu này là nguồn năng lượng cho cuộc sống, chỉ có điều khi niềm yêu thương hiện lên thì tâm hành chấp thủ cũng hiện diện ngay.

Tâm hành chấp thủ ấy làm vẩn đục đi tình yêu thương, đôi lúc làm cho tình yêu thương trở thành sự bất bình và thù địch. Một người đang chơi vơi trong sự thất vọng hay một trong những phiền não nào ấy, nếu được ta dùng lòng yêu thương mà tiếp xử và ban thí cho họ.

Một súc sanh đang bị sát hại, ta không làm gì được, nhưng tối thiểu ta cũng có thể động lòng yêu thương đến với con súc sanh ấy. Biết đâu, khi năng lượng yêu thương của ta được đầy đủ sức mạnh, súc sanh đang bị sát hại sẽ không bị tái sanh làm súc sanh nữa.

Tất cả loài hữu tình không những chỉ sống một kiếp sống thôi, mà còn rất nhiều kiếp ở tương lai, đừng bị tiêu cực trong thụ động, mà cho không làm gì được. Vả lại, hành động của Ý tâm luôn là hành động mạnh nhất so với hành động của lời nói và việc làm bằng cơ thể.

4. Bố Thí Sự An Lạc Không Sợ Hãi:

Một con côn trùng như sâu bọ, kiến hay nhện, v.v… đang trong tình trạng sợ hãi, ta tìm cách cứu chúng ra khỏi ngay được sự sợ hãi ấy. Một người bạn thân trong tình trạng khổ đau, với một tâm lượng vô tư, không hậu ý được lợi dưỡng về mình, ta cho lời an ủi, giúp sức cho họ có đủ nghị lực mà vượt qua, đây là những điều rất thiết thực mà có thể thực hành.

Mỗi ngày ta thực tập bốn Cam Kết này một cách tinh chuyên, công hạnh của Bồ Tát sẽ chóng đạt tiêu chuẩn lớn, quan lộ của Bồ Tát sẽ thênh thang và mầu nhiệm hơn.

Tâm thức của chúng ta tự nhiên sẽ được trải nghiệm về niềm hạnh phúc rất sâu sắc, qua tất cả các hành động hàng ngày. Niềm hạnh phúc ấy, sẽ làm nhân cho cảm thọ uẩn biến thành Bình đẳng tánh trí – the Equality wisdom, hiển lộ trong mỗi hành tác thường nhật của chúng ta!

Bình đẳng tánh trí là: Trí tuệ hiểu rõ sự bình đẳng của tất cả vạn hữu, mặc dầu có sự khác biệt về hình tướng bên ngoài. Bình đẳng tánh trí cũng là bước đầu của sự trực ngộ về tánh Không.

Thần Chú Bảo Sinh Như Lai – Ratnamsambhava

Thần chú ngắn:

Siddhaṃ

 


Devanāgarī

ओँ र त्न स न्भ व त्रँ

Tạng Ngữ – Uchen

 


Oṃ Ratnasambhava Traṃ

Bảo Sinh Như Lai Chân Ngôn khác:

Namo Ratna Rasmi Candra Prati-mandita Vidyam Teja Rajaya Tathagataya Arhate Samyak-sambuddhaya. Tadyatha, Ratne Ratne, Ratna Kirane, Ratna Prati-mandite Ratna Sam-bhave, Ratna Prabhe, Ratnod-gate Svaha.  

Thực tập ứng tưởng Phật Bảo Sanh Như Lai, với câu thần chú này và biểu tượng vàng ròng rực rỡ lúc hành trì công phu thời khóa, phối hợp với bốn năng lượng thực hành bốn cam kết như sau, ta sẽ thỏa mãn được tất cả những mong cầu, từ đời này đến nhiều kiếp tái sanh khác.

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 Đại Minh Vương Của Mật Giáo

8 Vị Bồ Tát Phổ Biến Trong Phật Giáo

12 Hình Ảnh Đẹp Nhất Về Hư Không Tạng Bồ Tát